GIẤY PHÉP XÂY DỰNG BIỂN HIỆU QUẢNG CÁO

Có thể nói công trình quảng cáo hay bảng quảng cáo là một trong những phương tiện quảng cáo vô cùng hữu hiệu đến với người dùng trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên để xây dựng bảng quảng cáo thì các nhà đầu tư cần phải tiến hành thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

Tìm hiểu về giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo

I. Tìm hiểu về giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo

1. Giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo là gì?

Giấy phép xây dựng bảng quảng cáo hay được gọi là giấy phép xây dựng được cơ quan nhà nước cấp khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu xây dựng công trình quảng cáo và có làm hồ sơ xin cấp giấy phép.

2. Khi nào cần phải xin giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 thì việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau:

-Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;

-Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;

-Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.

Theo đó, bạn cần dựa vào quy định của pháp luật để xác định xem trường hợp của bạn khi xây dựng bảng quảng cáo có cần xin giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng hay không.

Công trình quảng cáo nào không cần phải xin giấy phép xây dựng

II. Quy định pháp luật về giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo

1. Công trình quảng cáo nào không cần phải xin giấy phép xây dựng

Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:

Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định về những công trình quảng cáo sau phải xin giấy phép xây dựng như sau:

+Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:

+Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;

+Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn

+Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.

Như vậy, nếu công trình quảng không thuộc vào một trong những công trình quảng cáo được quy định tại khoản 2 Điều 31 nêu trên thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng.

2. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo

Căn cứ khoản 3 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định về hồ sơ xin phép như sau:

+Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;

+Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;

+Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;

+Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;

+Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo

1. Xây dựng biển hiệu quảng cáo kích thước lớn có cần phải xin phép không?

Việc xây dựng biển hiệu quảng cáo kích thước lớn thường cần phải xin phép theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 34 Luật quảng cáo 2012 như sau:

-Biển hiệu phải có các nội dung sau:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Địa chỉ, điện thoại.

-Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.

-Kích thước biển hiệu được quy định như sau:

a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

-Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

-Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Như vậy theo quy định trên nếu vượt quá kích thước theo quy định trên thì đã không đảm bảo được nguyên tắc theo quy định

2. Công trình quảng cáo không có giấy phép xây dựng có vi phạm pháp không?

Theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì công trình quảng cáo là công trình xây dựng và phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Do đó, Công trình quảng cáo không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020 nêu trên mà không có giấy phép xây dựng là vi phạm pháp luật.

3. Không có giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 7, điểm b khoản 13, điểm c khoản 15, khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

+Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

+Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

+Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

+Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

+Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

+Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

+Biện pháp khắc phục hậu quả:

+Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.

+Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.

Theo đó, đối với hành vi không xin giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo cần xin giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

Đây là mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Đồng thời người vi phạm còn bị buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Nếu công trình đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

V. Vấn đề xin giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép xây dựng biển hiệu quảng cáo. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan