GIẤY VẬN TẢI

Hiện nay dịch vụ giao thông vận tải ngày càng tăng nên các giấy phép liên quan đến giao thông thì cũng là điều đáng quan tâm. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy vận tải là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh giấy vận tải như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Giấy vận tải là gì?

Giấy vận tải là văn bản thể hiện các thông tin liên quan đến các hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải có giấy vận tải và các giấy tờ liên quan đến lái xe, hàng hóa(Hóa đơn, giấy xuất kho,…) và phương tiện.

/upload/images/giay-phep/giay-van-tai-01-min.jpg

II. Vai trò của Giấy vận tải

Giấy vận tải có chức năng như một công cụ kiểm soát trật tự hành chính của các cơ quan chức năng nhà nước trong ngành giao thông đường bộ.

Giấy vận tải còn cung cấp thông tin để cơ quan quản lý hành chính dựa vào khi tiến hành việc kiểm tra hành chính, kiểm tra trọng lượng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được vận chuyển có đúng với quy định hay không.

III. Quy định pháp luật về Giấy vận tải.

1. Chủ thể có thẩm quyền cấp Giấy vận tải.

Theo Điều 17 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô như sau:

“1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

2. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện theo pháp luật;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Nội dung cần phải có trên Giấy vận tải.

Theo Khoản 11 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: 

  • Tên đơn vị vận tải; 
  • Biển kiểm soát xe;
  • Tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; 
  • Hành trình (điểm đầu, điểm cuối); 
  • Số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có);
  • Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. 

/upload/images/giay-phep/giay-van-tai-02-min.jpg

Từ ngày 01/7/2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

3. Mức xử phạt khi không có, không mang Giấy vận tải.

Mức xử phạt khi không có, không mang Giấy vận tải được quy định như sau:

  • Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu.
  • Theo Điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nếu không thực hiện cấp Lệnh vận chuyển, Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) cho lái xe theo quy định./upload/images/giay-phep/giay-van-tai-03-min.jpg

 

IV. Giải đáp các thắc mắc đối với Giấy  vận tải.

1. Chủ thể nào có thẩm quyền ký xác nhận xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải? Thời điểm ký xác nhận là khi nào?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 47 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định về chủ thể và thời điểm ký xác nhận xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải:

Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).

2. Các thông tin của từng chuyến xe cần phải thể hiện trên Giấy vận tải bao gồm những thông tin nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 51 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định các thông tin của từng chuyến xe bao gồm: 

  • Thông tin về người thuê vận tải (tên, địa chỉ, số điện thoại);
  • Thông tin về người lái xe thọ và tên, hạng giấy phép người lái xe, số giấy phép người lái xe);
  • Thời gian, địa chỉ nơi bắt đầu thực hiện và kết thúc hành trình; số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có);
  • Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe (kg).

3. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá có trách nhiệm cung cấp thông tin tối thiểu của Giấy vận tải về máy chủ của đơn vị nào? Và việc cung cấp này được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 51 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định về cung cấp thông tin của giấy vận tải (giấy vận chuyển):

  • Các thông tin nhận dạng mặc định bao gồm: tên, mã số thuế của đơn vị kinh doanh vận tải; tên, mã số thuế của đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm truyền dữ liệu (trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải thuê dịch vụ); tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải); thông tin về xe (biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), nhãn hiệu và trọng tải xe (kg)). Các thông tin mặc định này phải được gắn với các thông tin chuyến đi tại điểm b khoản này;
  • Các thông tin của từng chuyến xe bao gồm: thông tin về người thuê vận tải (tên, địa chỉ, số điện thoại); thông tin về người lái xe (họ và tên, hạng giấy phép người lái xe, số giấy phép người lái xe); thời gian, địa chỉ nơi bắt đầu thực hiện và kết thúc hành trình; số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe (kg);
  • Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá có trách nhiệm cung cấp thông tin tối thiểu của Giấy vận tải (giấy vận chuyển) về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo lộ trình quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
  • Thông tin tại điểm a và điểm b khoản này được cung cấp liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi người lái xe điều khiển phương tiện để vận chuyển hàng hoá.

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải phải cung cấp thông tin của giấy vận tải về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin nhận dạng mặc định và thông tin của từng chuyến xe phải được đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

V. Tại sao nên tìm luật sư tư vấn và soạn thảo Giấy vận tải?

Các lý do nên tìm luật sư tư vấn và soạn thảo Giấy vận tải như sau:

  • Đảm bảo khi soạn thảo giấy vận tải sẽ logic, phù hợp, không có mâu thuẫn giữa các điều khoản
  • Đảm bảo nội dung giấy vận tải chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn
  • Giúp cho việc thực hiện giấy vận tải được thuận lợi, nhanh chóng

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy vận tải. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan