Hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về các gói thầu. Vậy làm sao để hiểu thế nào là gói thầu EP và những vấn đề liên quan xoay quanh về gói thầu EP như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Gói thầu EP (Engineering & Procurement) là một trong những hình thức kết hợp giữa thiết kế, cung ứng thiết bị và vật tư trong các dự án xây dựng, thường áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp nặng, năng lượng và hạ tầng. Gói thầu này không chỉ bao gồm việc thiết kế kỹ thuật mà còn liên quan đến việc mua sắm các vật tư, thiết bị cần thiết cho dự án.
Gói thầu EP
Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 giải thích về Gói thầu EP như sau:
“Gói thầu hỗn hợp là gói thầu thuộc các trường hợp sau: thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).”
Gói thầu EP
Theo đó, Gói thầu EP là gói thầu thiết kế cung cấp hàng hóa, Gói thầu EP là một trong các gói thầu hỗn hợp.
Gói thầu EP thường được sử dụng trong các dự án xây dựng và công nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực như dầu khí, điện, xây dựng nhà máy, hạ tầng và các dự án lớn khác. Dưới đây là một số trường hợp sử dụng tiêu biểu cho gói thầu EP:
Trong mỗi trường hợp, lợi ích của gói thầu EP là giúp giảm thiểu rủi ro, quản lý tốt hơn thời gian và chi phí, cũng như đảm bảo tính đồng bộ giữa thiết kế và thực hiện.
Trong quá trình tham gia gói thầu EP , việc tạm ứng có thể phụ thuộc vào các điều khoản cụ thể trong hồ sơ mời thầu và hợp đồng đã ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư.
Thông thường, việc tạm ứng không phải là bắt buộc trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, nhiều dự án lớn hoặc trọng điểm có thể yêu cầu nhà thầu nhận tạm ứng để đảm bảo tài chính cho giai đoạn triển khai. Các điều kiện cụ thể, tỷ lệ tạm ứng và quy trình sẽ được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu hoặc hợp đồng.
Do đó, nhà thầu cần xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hồ sơ mời thầu và thảo luận với chủ đầu tư để hiểu rõ hơn về các yêu cầu liên quan đến tạm ứng.
Gói thầu EP (Engineering Procurement) thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
Các lĩnh vực này đều yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố thiết kế và cung cấp, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án.
Thời gian thực hiện gói thầu được quy định tại Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 như sau: Thời gian thực hiện gói thầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu hoàn thành công trình, hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ liên quan, nếu có), dịch vụ phi tư vấn, tư vấn. Thời gian thực hiện gói thầu được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn (nếu có).
Theo quy định trên thì thời gian thực hiện gói thầu EP được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu hoàn thành công trình, hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ liên quan, nếu có), dịch vụ phi tư vấn, tư vấn.
Thời gian thực hiện gói thầu EP được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn (nếu có).
Mức tạm ứng Hợp đồng EP được quy định tại Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 9 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) như sau:
- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.
- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.
- 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.
- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.
- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.
Theo đó, đối với Hợp đồng EP mức tạm ứng hợp đồng tối thiểu là 10% giá hợp đồng.
Lưu ý: Theo khoản 5a Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 6 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP có quy định: Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu bảo đảm phù hợp với yêu cầu của gói thầu, giảm bớt thủ tục không cần thiết .
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề gói thầu EP. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn