Hành vi đánh đập người vay thì có được xem là đòi nợ đúng pháp luật không?

Cho vay tiền là giao dịch dân sự phổ biến, là sự thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay. Vậy như thế nào là đòi nợ đúng pháp luật? Người vay tiền không còn khả năng chi trả thì người thân có phải trả nợ thay hay không? Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến đòi nợ đúng pháp luật hiện nay.

I. Tìm hiểu về đòi nợ đúng pháp luật

1. Như thế nào là đòi nợ đúng pháp luật?

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến. Theo đó, bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay số tiền đã vay và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Các bên có thể tiếp tục thỏa thuận trên tinh thần thiện chí, tự nguyện để tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề, người cho vay có thể tham khảo các hướng giải quyết sau:

- Liên lạc trực tiếp: Gặp gỡ trực tiếp người vay tiền để trao đổi về khoản vay và tìm kiếm giải pháp thanh toán.

- Gửi thông báo nhắc nhở: Gửi thông báo bằng văn bản (email, tin nhắn, thư) nhắc nhở người vay tiền về khoản vay và thời hạn thanh toán.

- Thương lượng phương án thanh toán: Trao đổi với người vay tiền để thống nhất phương án thanh toán phù hợp cho cả hai bên (thời hạn trả nợ, số tiền trả mỗi lần, ...).

Trường hợp bên vay tiền cố ý không trả nợ, không hợp tác thương lượng về khoản vay hay có những dấu hiệu bất thường như trốn tránh, rời khỏi nơi cư trú,... thì người cho vay có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan công an để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngoài ra, bên cho vay có quyền khởi kiện bên vay ra tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

2. Người vay tiền không còn khả năng chi trả thì người thân có phải trả nợ thay hay không? Đây có được xem là đòi nợ đúng pháp luật hay không?

Cho vay tiền là giao dịch dân sự, là sự thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay. Do đó,  người thân của bên vay tiền không có nghĩa vụ phải trả nợ thay khi người vay không trả nợ trừ trường hợp hợp người thân của bên vay tiền có cam kết bảo lãnh theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015.

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Theo đó, trong trường hợp người thân của bên vay tiền đứng ra bảo lãnh hì người thân của người vay tiền có nghĩa vụ phải trả nợ thay trong trường hợp người vay tiền không trả nợ hay không còn khả năng chi trả.

II. Quy định pháp luật về đòi nợ đúng pháp luật

1. Hồ sơ khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật

- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người cho vay tiền có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú hoặc làm việc (nơi tạm trú hoặc thường trú). Hồ sơ khởi kiện đòi nợ gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… (Bản sao công chứng)
  • Hợp đồng vay tiền, giấy tờ xác nhận việc cho vay theo quy định của pháp luật, tin nhắn, email xác nhận việc cho vay,...
  • Các tài liệu, chứng cứ khác,...

2. Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người cho vay tiền có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú hoặc làm việc (nơi tạm trú hoặc thường trú).

Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp tại Tòa án;

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến đòi nợ đúng pháp luật

1. Những tin nhắn vay tiền, tin nhắn đòi nợ có làm căn cứ khởi kiện người vay tiền được không?

Theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nguồn chứng cứ như sau:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về xác định chứng cứ như sau:

  • Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Theo đó, giao dịch điện tử là một loại chứng cứ. Do đó, những tin nhắn vay tiền, tin nhắn đòi nợ có thể là căn cứ khởi kiện người vay tiền được không.

2. Hành vi đánh đập người vay thì có được xem là đòi nợ đúng pháp luật không? Tại sao?

Hành vi đánh đập người vay tiền, hành hung người vay tiền không được coi là hành vi đòi nợ đúng pháp luật. Nguyên tắc đòi nợ đúng luật mà người cho vay cần lưu ý là không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần và không bắt giữ người vay trái pháp luật.

Người có hành vi đánh đập người vay tiền có thể bị xử lý với tội danh cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người có hành vi phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến chung thân.

3. Các trường hợp nào là đòi nợ không đúng pháp luật?

Các trường hợp đòi nợ không đúng pháp luật có thể kể đến như:

  • Hành hung, đánh đập người vay tiền, hành vi đánh đập người vay tiền.
  • Xông vào nhà người vay tiền để đòi nợ.
  • Tạt sơn vào nhà người vay tiền, gây rối trật tự công cộng.
  • Đăng thông tin, hình ảnh người vay tiền lên mạng xã hội để làm nhục, xúc phạm. 

4. Đòi nợ không đúng pháp luật bị xử lý như thế nào?

Tùy vào hành vi mà người đìu nợ không đúng pháp luật có thể bị xử lý khác nhau, như:

  • Hành hung, đánh đập người vay tiền, hành vi đánh đập người vay tiền có thể bị xử lý với tội danh cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
  • Trường hợp xông vào nhà người vay tiền để đòi nợ có thể bị coi là tội phạm xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
  • Tạt sơn vào nhà người vay tiền, hành vi này có thể có thể bị xử lý hình sự với tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu hành vi tạt sơn chưa đến mức xử lý hình sự, người có hành vi tạt sơn có thể bị phạt hành chính và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo.
  • Đăng thông tin, hình ảnh người vay tiền lên mạng xã hội để làm nhục, xúc phạm. Pháp luật dân sự có quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
  • Hành vi đưa ảnh, thông tin của người vay tiền lên mạng xã hội mà không được sự đồng ý của người đó sẽ bị xử lý hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến đòi nợ đúng pháp luật

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về đòi nợ đúng pháp luật uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về đòi nợ đúng pháp luật. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về đòi nợ đúng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp