Việt Nam có các quy định pháp lý nghiêm ngặt về xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung cũng như tự bán tài sản cầm cố nói riêng, nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người bảo đảm và người nhận bảo đảm. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ đồng hành cùng Quý bạn đọc tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan đến hành vi tự bán tài sản cầm cố.
Hiện nay, việc tự bán tự mua tài sản cầm cố tại Việt Nam đang là một vấn đề nhức nhối, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho cả người cho vay và người vay. Theo thống kê của ngành toà án, số lượng vụ việc tranh chấp liên quan đến cầm cố tài sản tăng cao trong những năm gần đây. Cụ thể, trong năm 2023, đã có hơn 1.000 vụ việc tranh chấp liên quan đến cầm cố tài sản được thụ lý, con số này tăng 20% so với năm 2022.
Vì tính chất nhạy cảm, con số cụ thể liên quan đến việc tự bán tài sản cầm cố không được thống kê công khai. Tuy nhiên với những con số tranh chấp được ghi nhận nêu trên, phần nào có thể đánh giá việc tự bán tài sản cầm cố đang diễn ra với tần suất lớn và có khả năng gia tăng qua hàng năm. Có thể nói, tình trạng tự bán tự bán tài sản cầm cố đang là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho cả người nhận cầm cố và người cầm cố bảo đảm nghĩa vụ.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các bên có thể thỏa thuận để bên nhận bảo đảm tự bán tài sản đảm bảo.
Và căn cứ theo Điều 32 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về việc bán tài sản cầm cố như sau:
“Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm bên mua tài sản, bên nhận thay thế tài sản, bên nhận tặng cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự”.
Như vậy, bên nhận cầm cố được tự bán tài sản cầm cố khi các bên có thỏa thuận và luật không có quy định khác.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 307 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố như sau:
“1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này”.
Căn cứ theo Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm sau khi bán tài sản cầm cố được thực hiện theo thứ tự như sau:
- Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
- Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
- Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
- Thứ tự ưu tiên thanh toán có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau.
Như vậy, thứ tự ưu tiên thanh toán khi bán tài sản cầm cố đã được pháp luật quy định cụ thể như trên.
Căn cứ tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, việc xử lý tài sản cầm cố không nhất thiết phải tiến hành thông qua bán đấu giá tài sản nếu có sự thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.
Điều 32 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về việc bán tài sản cầm cố như sau:
“Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm bên mua tài sản, bên nhận thay thế tài sản, bên nhận tặng cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự”.
Như vậy, việc bán tài sản cầm cố chỉ được thực hiện sau khi bên nhận cầm cố đã thể hiện ý kiến đồng ý và không bắt buộc đồng ý bằng văn bản hoặc luật khác liên quan có quy định cho phép.
Điều 304 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bán tài sản cầm cố như sau:
“1. Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
2. Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này và quy định sau đây:
a) Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật này;
b) Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.”
Điều 32 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về việc bán tài sản cầm cố như sau:
“Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm bên mua tài sản, bên nhận thay thế tài sản, bên nhận tặng cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự”.
Như vậy, pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không bắt buộc phải có bên thứ ba giám sát việc tự bán tài sản cầm cố.
Tại Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên nhận cầm cố như sau:
“1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.”
Như vậy, cửa hàng cầm đồ không có quyền cho người khác thuê lại hay bán tài sản cầm cố khi chưa hết thời hạn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc phát sinh trường hợp được quyền xử lý tài sản bảo đảm và các bên không thỏa thuận về vấn đề này.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý liên quan tự bán tài sản cầm cố của Quý Khách hàng, Hãng Luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan tự bán tài sản cầm cố. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn