HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TẠI VIỆT NAM

Hành vi xâm phạm quyền tác giả là hành vi sử dụng các tác phẩm có bảo hộ quyền tác giả  nhưng không có sự cho cho phép, đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Đó là hành vi vi phạm các độc quyền được cấp cho chủ thể quyền tác giả để chống lại bên thứ ba như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện tác phẩm được bảo hộ, hoặc tạo ra các tác phẩm phái sinh. Vậy hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lý như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Đánh cắp quyền tác giả tại Việt Nam

I. Thực trạng hành vi xâm phạm quyền tác giả hiện nay

Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, nhất là khi pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và có các biện pháp bảo vệ. Tuy vậy, trên thực tế sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và xâm phạm quyền tác giả nói diễn ra rất nhanh và dần trở thành “như cơm bữa”. Ngày nay, các bài báo, diễn đàn đâu đâu cũng có thông tin phản ánh về việc nhiều cá nhân, tổ chức lạm dụng chất xám xâm phạm đến quyền tác giả làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các tác giả một cách đáng báo động. 

II. Xâm phạm quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (hay còn gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền. vậy quyền tác giả và hành vi nào được coi là xâm phạm quyền tác giả

1. Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

2. Những hành vi nào được coi là xâm phạm quyền tác giả?

Những hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định theo Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2020: 

– Chiếm đoạt quyền tác giả ( đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học).

– Mạo danh, mạo nhận là tác giả. 

– Công bố, phân phối tác phẩm không được sự cho phép của tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả không được sự cho phép của đồng tác giả đó.

– Sửa, cắt xén hoặc xuyên tạc nội dung tác phẩm gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Sao chép tác phẩm mà không xin phép của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định trong Luật này.

– Làm tác phẩm phái sinh mà không xin phép của tác giả cũng như chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định khác.

– Sử dụng tác phẩm không xin phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền thù lao, nhuận bút, quyền lợi vật chất khác được quy định trong pháp luật pháp luật, trừ trường hợp quy định khác

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền thù lao, nhuận bút, và quyền lợi vật chất khác theo quy định cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cũng được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

– Nhân bản, tạo bản sao, phân phối, trưng bày triển lãm hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu.

– Xuất bản tác phẩm khi không được sự cho phép của chủ sở hữu

– Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

– Làm và bán tác phẩm với chữ ký giả của tác giả.

Quyền tác giả

III. Hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Khi tác phẩm của mình bị một cá nhân hay tổ chức nào đó sử dụng với mục đích bất chính hay chưa được sự đồng ý, cho phép của mình,… thì chủ sở hữu quyền tác giả hoàn toàn có thể xử lý xâm phạm quyền tác giả này theo các quy định của pháp luật.

Sau khi điều tra đầy đủ các chứng cứ, chủ sở hữu quyền hoàn toàn có thể gửi thư cảnh báo bên vi phạm dừng hành vi xâm phạm quyền tác giả 

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về việc xâm phạm quyền tác giả

1. Những hành vi nào được coi là xâm phạm quyền tác giả trên Internet?

Căn cứ Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định các hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:

- Xâm phạm quyền nhân thân

- Xâm phạm quyền tài sản

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi theo quy định của pháp luật

- Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

2. Sao chép giáo trình bằng điện thoại có được không?

Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định các trường hợp được sao chép tác phẩm trong những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, trong đó việc bạn photocopy giáo trình hay các tác phẩm không quá một bản để phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập thì không phải xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả. 

3. Có bị xem là xâm phạm quyền tác giả khi phát hành một bài hát có giai điệu tương tự một tác phẩm khác không?

Khi phát hành một bài hát có giai điệu tương tự một tác phẩm khác có bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không thì đầu tiên cần xác định bài hát đó tương tự như thế nào, giống nhau bao nhiêu phần trăm, điều này sẽ do hội đồng chuyên môn xác định từ đó mới biết là có vi phạm quyền tác giả không. Nên khi nghe giai điệu có phần giống nhau chưa thể khẳng định là xâm phạm quyền tác giả. Nếu theo đánh giá của hội đồng chuyên môn là có hành vi xâm phạm quyền tác giả thì trong trường hợp này được xem là sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

4. Photo sách để học tập có xâm phạm quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ không?

Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không có quy định cụ thể rằng hành vi sao chép vì mục đích học tập có thuộc trường hợp sao chép không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hay không. Mà chỉ cho phép sao chép nhằm hai mục đích là nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Tức là chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng cho phép học sinh, sinh viên có thể photo sách để học tập.

Xâm phạm quyền tác giả

5. Hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ  bị xử lý như thế nào?

Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15 - 35 triệu đồng, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 30 - 70 triệu đồng. Cùng với đó, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Đặc biệt, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan