HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ XUẤT KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG?

Trong nhiều năm qua, sự phát triển của ngành xuất khẩu giống cây trồng đang ngày càng tăng cao. Vậy giống cây trồng là gì? Có phải tất cả giống cây trồng đều được cho phép xuất khẩu không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về xuất khẩu giống cây trồng trong bài viết dưới đây.

(Note hình:xuat-khau-giong-cay-trong)​​​​​​​I. Tìm hiểu về xuất khẩu giống cây trồng

Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về ngành nông nghiệp thì sự phát triển của ngành giống cây trồng cũng không ngừng nâng cao. Việc sản xuất và xuất khẩu giống cây trồng cũng được đẩy mạnh. Giống cây trồng hay giống trồng trọt là một nhóm thực vật được chọn lọc theo những đặc điểm mong muốn mà có thể duy trì bằng việc nhân giống. Đa số các giống cây trồng phát sinh từ canh tác nhưng cũng có một số ít phát sinh từ sự chọn lọc đặc biệt trong tự nhiên. Theo quy định pháp luật, Giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu thì được xuất khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương. Việc xuất khẩu giống cây trồng phải được thực hiện theo đúng quy trình thủ tục. 

II. Quy định pháp luật về xuất khẩ u giống cây trồng

1. Hiểu như thế nào về xuất khẩu giống cây trồng

Theo khoản 5 Điều 2 Luật trồng trọt 2018 định nghĩa về giống cây trồng như sau:

  • Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.

Theo đó, xuất khẩu giống cây trồng có thể hiểu là hoạt động đưa các giống cây trồng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

(Note hình:xuat-khau-giong-cay)2. Điều kiện để  xuất khẩu giống cây trồng

Theo Điều 28 Luật Trồng trọt 2018 quy định về việc xuất khẩu giống cây trồng như sau:

  • Giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu được xuất khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
  • Giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu chỉ được xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.

Theo đó, để xuất khẩu giống cây trồng thì phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.

3. Thủ tục đề  nghị cấp phép xuất khẩu giống cây trồng

Theo Điều 11 Nghị định 94/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 130/2022/NĐ-CP) quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành như sau:

- Hồ sơ:

  • Văn bản đề nghị cấp phép xuất khẩu theo Mẫu số 01.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế.
  • Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.

- Trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng:

  • Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép xuất khẩu theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; đăng thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Note hình:xuat-khau-giong)

III. Quy định pháp  luật về xuất khẩu giống cây trồng

1. Có phải tấ t cả giống cây trồng đều được cho phép xuất khẩu không?

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Trồng trọt 2018 quy định về Xuất khẩu giống cây trồng:

  • Giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu được xuất khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.

Theo đó, không phải tất cả giống cây trồng đều được phép xuất khẩu. Những giống cây trồng nằm trong Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu được ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP thì không được phép xuất khẩu.

2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan cho phép xuất khẩu giống cây trồng​​​​​​​

Theo quy định tại Điều 28 Luật Trồng trọt 2018 về việc xuất khẩu giống cây trồng thì:

  • Giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu được xuất khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
  • Giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu chỉ được xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.

Theo đó, đối với Giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu giống cây trồng.

(Note hình:xuat-khau)

3. Xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu thì bị  xử phạt ra sao?

Theo khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 14 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định hình phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu giống cây trồng như sau:

  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu;
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
  •  Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điều này.

Theo đó, xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu thì có thể bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Giống cây trồ ng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng thì có được xuất khẩu để trưng bày ở triển lãm không?

Theo khoản 2 Điều 28 Luật Trồng trọt 2018 thì việc xuất khẩu giống cây trồng được quy định như sau:

  • Giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu chỉ được xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.

Theo đó, giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu thì được xuất khẩu triển lãm không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.

5. Xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh Mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu thì bị phạt đến 100.000.000 đồng đúng không?

Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định hình phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu giống cây trồng như sau:

  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu;

Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền như sau:

  • Mức phạt tiền quy định tại Điều 8 chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, Xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh Mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu thì tổ chức có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan xuất khẩu giống cây trồng

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về xuất khẩu giống cây trồng uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các Luật sư và chuyên viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về xuất khẩu giống cây trồng. Trường hợp Quý khách có nhu cầu cần được hỗ trợ về xuất khẩu giống cây trồng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan