HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa các bên về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động thương mại. Vậy giải quyết tranh chấp thương mại như thế nào để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các bên? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết về tranh chấp thương mại của NPLaw dưới đây:

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, các quan hệ thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp, kéo theo đó là tranh chấp thương mại diễn ra phổ biến hơn. Tranh chấp thương mại có thể đem đến nhiều vấn đề cho các bên: trước hết là những mất mát về mặt kinh tế. Ngoài ra, tranh chấp còn có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với danh tiếng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng và đối tác kinh doanh. Do đó, việc nắm rõ quy định về tranh chấp thương mại giúp các bên giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, bảo vệ quyền lợi tối đa của doanh nghiệp.

Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Theo quy định, có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa các bên về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động thương mại.

Tranh chấp thương mại là gì?

Theo Điều 317 Luật thương mại 2005, các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại gồm có:

  • Thương lượng giữa các bên.
  • Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
  • Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Như vậy, hiện nay có 03 hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại bao gồm thương lượng; hòa giải do một bên thứ ba làm trung gian hòa giải và giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.

Đối với hình thức thương lượng giữa các bên: các bên tranh chấp tự thỏa thuận cách thức, trình tự và tiến hành giải quyết tranh chấp.

Đối với hình thức hòa giải thương mại:

  • Bước 1: các bên lựa chọn, chỉ định hòa giải viên thương mại;
  • Bước 2: Các bên lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải.
  • Bước 3: Kết thúc hòa giải

Khi đạt được kết quả hòa giải thành, các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền tiếp tục yêu cầu hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định.

Đối với hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc Tòa án:

  • Tại Trọng tài (trong trường hợp các bên có thỏa thuận trọng tài theo quy định pháp luật): 

+ Bước 1: nguyên đơn tiến hành nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Trung tâm Trọng tài theo quy định.

+ Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ.

+ Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài.

+ Bước 4: Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp.

+ Bước 5: Hòa giải

+ Bước 6: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài.

  • Tại Tòa án:

+ Bước 1: nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

+ Bước 2: Tòa án xử lý đơn khởi kiện và thụ lý vụ án theo quy định.

+ Bước 3: Tiến hành mở phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

+ Bước 4: Xét xử sơ thẩm. 

Giải quyết tranh chấp thương mại như thế nào?

Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”.

Như vậy, trường hợp các bên trong vụ án tranh chấp thương mại đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu hoặc không thể thực hiện được thì Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án đó.

Điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định không hòa giải cơ sở trong trường hợp:

“đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:

Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

Như vậy, hòa giải tranh chấp thương mại không được tiến hành hòa giải ở cơ sở mà thực hiện theo pháp luật về thương mại.

Khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5, 6 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP), tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong trường hợp:

  • Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền.
  • Có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

Luật sư tư vấn về tranh chấp thương mại

Trong vụ án tranh chấp thương mại, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản khi có đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án yêu cầu theo quy định pháp luật.

Như vậy, khi hai công ty tranh chấp thương mại và khởi kiện ra Tòa án thì tài khoản ngân hàng bị phong tỏa khi có một bên trong vụ án yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản theo quy định.

Khoản 2 Điều 318 Luật thương mại 2005 quy định về thời hạn khiếu nại như sau:

“Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:

2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành”.

Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại giải quyết tranh chấp trong thương mại về chất lượng hàng hóa là 06 tháng kể từ ngày giao hàng. Nếu hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là 03 tháng kể từ ngày kết thời hạn bảo hành.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về tranh chấp thương mại. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp