Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại của hợp đồng thương mại quốc tế, có yếu tố nước ngoài. Do đó, việc hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được quy định trong Công ước Viên 1980. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong bài viết dưới đây.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại (địa điểm kinh doanh) nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Đây là loại hợp đồng chủ yếu và chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động thương mại quốc tế.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hàng hóa được mua bán có sự chuyển dịch qua biên giới của một Quốc Gia, vùng lãnh thổ. Thực trạng hiện nay, việc hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra ngày càng nhiều. Công ước viên 1980 cũng có quy định những trường hợp mà người mua, người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau.
Theo đó, hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể hiểu là chấm dứt hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được giao kết hợp pháp trước đó theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 11 Công ước Viên 1980 thì “Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.”
Tại Điều 96 Công ước Viên 1980 có quy định, nếu luật của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì quy định này được tôn trọng.
Theo đó, Công ước Viên 1980 không quy định về hình thức hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều được coi là hợp pháp.
Theo Điều 81 của Công ước Viên 1980 thì hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng mua bán quốc tế quy định:
+Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.
+Bên nào đã thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.
Theo Điều 26 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 quy định “Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được thông báo cho bên kia biết.”
Theo quy định trên, một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ có hiệu lực trong trường hợp nếu được thông báo cho bên kia biết.
Theo khoản 1 Điều 81 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 quy định “Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.”
Theo đó, việc hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không có hiệu lực đối với những quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.
Căn cứ theo Điều 82 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 quy định như sau:
“- Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.
- Ðiều khoản trên không áp dụng:
+ Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.
+ Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra theo quy định, hoặc.
+ Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.”
Theo đó, người mua sẽ mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong trường hợp nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ thực hiện hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn