Hiện nay, việc đọc trộm tin nhắn của người khác diễn ra ngày càng nhiều. Vậy xâm phạm bí mật cá nhân là gì? Các hành vi xâm phạm bí mật cá nhân? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về các quy định liên quan đến xâm phạm bí mật cá nhân trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, pháp luật đã có những quy định để bảo vệ bí mật cá nhân, tuy nhiên việc đọc trộm tin nhắn của người khác vẫn diễn ra rất phổ biến và ngày càng nhiều. Đây là hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị xử lý hình sự. Bởi theo Điều 21 Hiến pháp Việt Nam, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; danh dự, uy tín cũng như thư tín, điện thoại, điện tử, các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác đều được pháp luật bảo vệ, không ai được xâm phạm trái luật.
Bí mật cá nhân là các thông tin thuộc về đời sống cá nhân, mang tính chất chi phối các quan hệ cụ thể của cá nhân mà bị bộc lộ sẽ gây cho cá nhân những bất lợi hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm ở các chủ thể khác, mà bản chất của yếu tố bí mật cá nhân không gây ra bất kỳ một thiệt hại nào cho chủ thể khác.
Theo đó, xâm phạm bí mật cá nhân có thể hiểu là hành vi xâm phạm đến những thông tin mang tính chất thuộc về đời sống riêng tư của một cá nhân khác.
Theo khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng 2018 quy định hành vi xâm phạm bí mật cá nhân trên không gian mạng bao gồm:
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định.”
Theo đó, hành vi xâm phạm bí mật cá nhân có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định.
Theo khoản 2 Điều 120 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (bổ sung bởi Điều 34 Nghị định 91/2020/NĐ-CP) thì:
Theo khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Theo đó, hành vi đọc trộm tin nhắn của người khác là một trong những hành vi xâm phạm quyền bí mật cá nhân.
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
Theo đó, người dưới 18 tuổi có hành vi xâm phạm bí mật cá nhân người khác có bị xử phạt hành chính theo quy định.
- Theo điểm m khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau: “Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”
Theo đó, xâm phạm bí mật cá nhân người khác bị phạt tối đa là 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:
Hành vi xâm phạm bí mật cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về xâm phạm bí mật cá nhân là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về xâm phạm bí mật cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn