Hộ kinh doanh có được phép kinh doanh ngoại tệ không?

Hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm kiếm lời dựa trên sự chênh lệch tỷ giá giữa các ngoại tệ. Vậy loại hình được phép kinh doanh ngoại tệ hiện nay là gì? Kinh doanh ngoại tệ có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không? Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến kinh doanh ngoại tệ hiện nay.

I. Tìm hiểu về kinh doanh ngoại tệ

1. Kinh doanh ngoại tệ được hiểu như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định:

  • Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 cũng có quy định: Ngoại hối bao gồm:

  • Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

Theo đó, kinh doanh ngoại tệ được hiểu là hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm kiếm lời dựa trên sự chênh lệch tỷ giá giữa các ngoại tệ.

2. Có được phép kinh doanh ngoại tệ không?

Theo khoản 11, khoản 20 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013) quy định về kinh doanh ngoại hối như sau:

  • Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.
  • Kinh doanh ngoại hối là hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và bảo đảm an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức tín dụng đó.

Theo đó, tại Việt Nam, chỉ có các tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới được kinh doanh ngoại hối.

Có được phép kinh doanh ngoại tệ không?

II. Quy định pháp luật về kinh doanh ngoại tệ

1. Điều kiện để kinh doanh ngoại tệ

Theo khoản 11, khoản 20 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013) quy định về kinh doanh ngoại hối như sau:

  • Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.
  • Kinh doanh ngoại hối là hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và bảo đảm an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức tín dụng đó.

Tùy vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà điều kiện kinh doanh sẽ khác nhau. Theo Điều 4 Nghị định 89/2016/NÐ-CP quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ

Tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ:

- Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định, bao gồm:

  • Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên.
  • Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy).
  • Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép theo quy định pháp luật.
  • Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam.
  • Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm.

- Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, và áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ. Tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỷ giá công khai và bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền cùng tên đại lý đổi ngoại tệ.

- Được tổ chức tín dụng ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.

- Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho duy nhất một tổ chức tín dụng được phép.

2. Loại hình đư ợc phép kinh doanh ngoại tệ hiện nay

Theo khoản 6 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có quy định như sau:

  • Loại hình giao dịch ngoại tệ bao gồm: giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ; giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ.

Thuật ngữ “giao dịch ngoại tệ” tại Thông tư này đồng nghĩa với thuật ngữ “giao dịch hối đoái” được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Loại hình được phép kinh doanh ngoại tệ hiện nay

III. Giải đáp câu hỏi liên  quan đến kinh doanh ngoại tệ

1. Hộ kinh doanh có đượ c phép kinh doanh ngoại tệ không?

Theo khoản 11, khoản 20 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013) quy định về kinh doanh ngoại hối như sau:

  • Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.
  • Kinh doanh ngoại hối là hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và bảo đảm an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức tín dụng đó.

Theo đó, tại Việt Nam, hộ kinh doanh không phải là tổ chức tín dụng được phép, do đó hộ kinh doanh không được phép kinh doanh ngoại tệ.

2. Kinh doanh ngoại tệ trái phép thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2023/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối như sau:

  • Phạt cảnh cáo 
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức kinh doanh ngoại tệ trái phép còn có thể bị phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.Kinh doanh ngoại tệ trái phép thì bị xử lý như thế nào?

3. Kinh doanh ngoại tệ có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

Theo điểm e khoản 8 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) quy định về các đối tượng không chịu thuế như sau:

“Điều 5. Đối tượng không chịu thuế

8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

e) Kinh doanh ngoại tệ;”

Theo đó, kinh doanh ngoại tệ là một trong dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến kinh doanh ngoại tệ

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về kinh doanh ngoại tệ uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về kinh doanh ngoại tệ. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về kinh doanh ngoại tệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan