Hồ sơ dự tuyển đấu thầu gồm những gì?

Trong lĩnh vực đấu thầu, hồ sơ dự tuyển đấu thầu đóng vai trò quan trọng và quyết định trong việc đánh giá năng lực của các nhà thầu tham gia. Việc chuẩn bị hồ sơ này không chỉ đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về quy định pháp luật mà còn yêu cầu sự cẩn trọng và chính xác để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ chủ đầu tư. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ giới thiệu một số quy định hiện nay về hồ sơ dự tuyển đấu thầu.

Theo khoản 20 Điều 4 Luật đấu thầu 2023: “Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là toàn bộ tài liệu do nhà đầu tư lập và nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm”.

Như vậy, hồ sơ dự sơ tuyển đấu thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển.

Hồ sơ dự tuyển đấu thầu là gì?

Để tham gia hồ sơ dự sơ tuyển đấu thầu, nhà thầu cần đáp ứng một số điều kiện như sau:

  • Chủ thể: Nhà thầu phải là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Năng lực tài chính: Nhà thầu phải có năng lực tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng, thường được chứng minh qua báo cáo tài chính hoặc giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.
  • Kinh nghiệm: có kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự trong lĩnh vực mà gói thầu yêu cầu theo nội dung nêu trong hồ sơ mời thầu.
  • Chứng minh năng lực kỹ thuật: chứng minh năng lực kỹ thuật, bao gồm danh sách thiết bị, nhân sự chủ chốt, và các chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực hoạt động.
  • Nhà thầu không được nằm trong danh sách bị cấm tham gia đấu thầu theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số điều kiện cơ bản để nhà thầu tham gia hồ sơ dự sơ tuyển đấu thầu. Ngoài ra, nhà thầu có thể phải tuân thủ theo một số các yêu cầu khác được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo từng dự án, gói thầu.

Hiện nay không có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ dự sơ tuyển đấu thầu. Tùy theo từng dự án, gói thầu, người có thẩm quyền sẽ quyết định các nội dung, yêu cầu cần thiết để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu đảm bảo các tiêu chí đánh giá hợp lệ. Một số hồ sơ cơ bản như:

  • Đơn dự thầu, văn bản ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có)
  • Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật
  • Tài liệu trình bày về giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu
  • Các tài liệu giải thích khác.

Trên đây là một số hồ sơ cơ bản của hồ sơ dự sơ tuyển đấu thầu. Các hồ sơ này có thể thay đổi tùy theo tường trường hợp dự án, gói thầu cụ thể.

Theo khoản 2 Điều 97 và điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định 24/2024/NĐ-CP: 

“Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm các nội dung: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự sơ tuyển; tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. 

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được xây dựng theo các tiêu chí đạt, không đạt, trong đó quy định mức tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;”

Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự sơ tuyển sẽ được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu của dự án, gói thầu. Thông thường, các tiêu chí này bao gồm đánh giá về tư cách chủ thể, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến hồ sơ dự tuyển đấu thầu

Theo điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về chi phí trong lựa chọn nhà thầu: “Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;”

Như vậy, khi nộp hồ sơ dự sơ tuyển đấu thầu sẽ phải chịu chi phí đánh giá hồ sơ bằng 0,1% giá gói thầu, tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.

Căn cứ khoản 6 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP: “Căn cứ quy mô, tính chất, tiến độ của dự án, gói thầu, người có thẩm quyền quyết định thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu là số ngày tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả thời gian thẩm định. Trường hợp gói thầu có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn thì thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể ghi rõ thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời gian thẩm định”.

Như vậy, hiện nay không có quy định cụ thể thời gian tối đa để đánh giá hồ sơ dự tuyển đấu thầu. Tùy theo từng dự án, gói thầu, người có thẩm quyền quyết định thời gian lựa chọn nhà thầu, bao gồm thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu.

Theo điểm e khoản 1 Điều 23 Nghị định 24/2024/NĐ-CP: “...Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ, không được mở và bị loại...”

Như vậy, hồ sơ dự sơ tuyển đấu thầu gửi sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ và sẽ bị loại theo quy định nêu trên.

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định hồ sơ dự tuyển đấu thầu hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan