Hồ sơ, thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm là một tài liệu pháp lý quan trọng, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm xác nhận rằng một tổ chức hoặc doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và điều kiện để thực hiện các hoạt động thử nghiệm. Để có được Giấy chứng nhận này, tổ chức hoặc doanh nghiệp cần phải tuân thủ một loạt các quy định và tiêu chuẩn. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng họ có hệ thống quản lý phù hợp, có khả năng thực hiện các hoạt động thử nghiệm một cách hiệu quả, và đã được đào tạo về các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế liên quan.

I. Nhu cầu xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Trong bối cảnh hiện nay, việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối với các tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Việc xin cấp Giấy chứng nhận không chỉ giúp tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý mà còn thể hiện cam kết với việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao đến tay người tiêu dùng. Điều này cũng góp phần vào việc xây dựng niềm tin và sự an tâm cho khách hàng, đối tác cũng như cơ quan quản lý. Nhu cầu xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm ngày càng tăng không chỉ phản ánh sự phát triển của các ngành công nghiệp mà còn cho thấy sự quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều này càng khẳng định vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

II. Quy định pháp luật liê n quan đến Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

1. Thế nào là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm là một văn bản quan trọng, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận rằng một tổ chức hoặc doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu và điều kiện cần thiết để thực hiện các hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Theo Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP), điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm gồm:

  • Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
  • Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký bổ sung, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.

3. Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

  • Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm:

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 107/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP), hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Danh sách thử nghiệm viên theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng theo quy định;
  • Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu theo quy định; 
  • Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm.
  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm:

Theo Điều 7, khoản 1 Điều 8 Nghị định 107/2016/NĐ-CP, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm thực hiện như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp: nộp bản sao các chứng chỉ, tài liệu trong hồ sơ chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu.

- Bưu điện: nộp bản sao đã được chứng thực các chứng chỉ, tài liệu trong hồ sơ.

- Cổng thông tin điện tử: thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ nhận được được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ. 

Các thắc mắc liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

 

III. Các thắc mắc liên quan đến  Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

1. Làm thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm mất bao lâu?

Thời gian thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm là 10 ngày kể từ khi nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

2. Xin cấp Giấ y chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm có cần danh sách thử nghiệm viên không?

Theo điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 107/2016/NĐ-CP, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm gồm: “Danh sách thử nghiệm viên theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng theo quy định”.

Như vậy, xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm cần bao gồm danh sách thử nghiệm viên.

3. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Theo điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 107/2016/NĐ-CP thì thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 05 năm kể từ ngày cấp.

IV. Dịch vụ tư vấ n pháp lý liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan