Nhu cầu nhận con nuôi của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang ngày càng tăng cao, không chỉ vì tình thương và mong muốn tạo lập mái ấm gia đình mà còn nhằm duy trì và phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc. Quy trình nhận con nuôi từ Việt Nam đối với kiều bào luôn yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật chặt chẽ và có sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức và dịch vụ chuyên nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các bước cơ bản của quy trình nhận con nuôi.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền nhận con nuôi theo các quy định pháp luật của Việt Nam. Quy trình này bao gồm việc nhận con nuôi từ người thân hoặc từ các tổ chức nhân đạo.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi là cụm từ dùng để chỉ những người có quốc tịch Việt Nam hoặc có gốc Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, nhưng mong muốn nhận nuôi một đứa trẻ mang quốc tịch Việt Nam. Việc nhận nuôi được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể nhận con nuôi trong một số trường hợp cụ thể. Căn cứ theo khoản 2, Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010, các trường hợp này bao gồm:
Theo quy định tại khoản 1, điều 29 Luật Nuôi con nuôi 2010, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(2) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
(3) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
(4) Có tư cách đạo đức tốt.
và căn cứ tại khoản 2, điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì có những trường hợp không được nhận con nuôi
Có, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể nhận cháu của mình làm con nuôi căn cứ tại điểm b, khoản 2, Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 “Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi” , nhưng cần phải tuân thủ các điều kiện tại khoản 1, điều 29 Luật Nuôi con nuôi 2010 “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này”.
Không, yếu tố huyết thống không được coi là một yếu tố quan trọng trong quy định về việc nhận nuôi con nuôi của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Việc nhận con nuôi chỉ cần đáp ứng theo quy định của pháp và không rơi vào trường hợp không được nhận con nuôi tại khoản 2 điều 14, Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:
Không, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi Con Nuôi 2010, người nhận con nuôi phải lớn hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi. Điều này nhằm đảm bảo sự chênh lệch tuổi tác giữa người nhận và trẻ nuôi phù hợp với mối quan hệ cha mẹ – con cái.
Đối với người được nhận làm con nuôi Trẻ em dưới 16 tuổi có thể được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ em từ 16 đến dưới 18 tuổi vẫn có thể được nhận làm con nuôi nếu thuộc 2 trường hợp sau được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi Con Nuôi 2010:
Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam cho thấy pháp luật Việt Nam rất cởi mở trong việc nhận con nuôi. Các điều kiện đáp ứng không quá khó khăn để một người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam chỉ cần không rơi vào các trường hợp không được nhận con nuôi theo quy định pháp luật của Việt Nam. Trên đây là nội dung bài viết về người Việt định cư ở nước ngoài trong việc nhận con nuôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề ly hôn đơn phương hay các vấn đề khác thì vui lòng liên hệ đến NPLAW, để được chúng tôi tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn