Theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”
Vậy sản phẩm chăm sóc sức khỏe bao gồm những sản phẩm nào?
Từ đó có thể hiểu kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe là việc cung cấp, phân phối và tiếp thị các sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh và các thiết bị bảo vệ sức khỏe khác (khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/20218/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm). Sản phẩm chăm sóc sức khỏe bao gồm:
- Thực phẩm chăm sóc sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau: Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác; Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa; Các nguồn tổng hợp của những thành phần trên. Thực phẩm chăm sóc sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
- Thiết bị chăm sóc sức khỏe như máy đo huyết áp, nhiệt kế, máy đo đường huyết, máy xông mũi họng. Thiết bị chăm sóc sắc đẹp tại nhà (máy massage mặt, máy nâng cơ). Các thiết bị hỗ trợ thể thao (như máy tập thể dục, thiết bị phục hồi chức năng).
- Sản phẩm chăm sóc tinh thần và thư giãn như tinh dầu, thảo dược, trà thảo mộc giúp giảm căng thẳng, lo âu, mất ngủ. Các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ, giảm căng thẳng thần kinh
- Sản phẩm hỗ trợ phục hồi cơ thể và vật lý trị liệu như ai lưng, miếng dán giảm đau, gối hỗ trợ cổ. Kem xoa bóp, dầu massage, sản phẩm hỗ trợ khớp. Các thiết bị hỗ trợ vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sau chấn thương.
- Mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng da, serum, sữa rửa mặt, kem chống nắng. Sản phẩm trị mụn, dưỡng ẩm, làm sáng da, chống lão hóa. Sản phẩm dành cho tóc (dầu gội, dầu xả, serum dưỡng tóc, v.v.)...
Tóm lại hiện nay, sản phẩm kinh doanh chăm sóc sức khỏe trên thị trường hiện nay rất đa dạng và phù hợp theo từng nhu cầu của mỗi người.
Kinh doanh online hay còn gọi là hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP các hành vi về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị cấm bao gồm:
- Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
- Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.
- Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký theo các quy định của Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép.
- Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.
Do đó, kinh doanh online sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiện nay không bị cấm, miễn là các sản phẩm này không thuộc danh mục cấm kinh doanh cũng như hoạt động kinh doanh không trái quy định. Tuy nhiên, để hoạt động hợp pháp, các doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
Ngoài điều kiện về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe không thuộc loại sản phẩm cấm kinh doanh thì theo Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.
Còn người bán cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân; Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân. Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác để tiếp nhận phản ánh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
Tóm lại, để được kinh doanh online sản phẩm chăm sóc sức khỏe ngoài các điều kiện đăng ký pháp lý thông thường như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh còn phải đăng ký hoạt động với các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiện nay rất đa dạng nhưng để kinh doanh online thì cần phải tuân thủ các quy định về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Sau đây là một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe có thể kinh doanh online:
- Thực phẩm chức năng: Vitamin tổng hợp, vitamin C, vitamin D, vitamin B, v.v. Canxi, sắt, kẽm, magie, v.v. Nhân sâm, đông trùng hạ thảo, chanh leo, nấm linh chi, v.v. Men vi sinh, probiotics, enzyme tiêu hóa. Thực phẩm bổ sung cho tim mạch, xương khớp, gan, thận, huyết áp,...
- Mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe: Kem dưỡng da, serum, kem chống nắng, mặt nạ, v.v. Kem chống lão hóa, serum tái tạo da, v.v. Dầu gội, dầu xả, serum dưỡng tóc, v.v Sữa tắm, xà phòng, dầu tắm,...
- Dụng cụ chăm sóc sức khỏe: Máy massage cổ, lưng, chân, mặt, Máy đo huyết áp điện tử, nhiệt kế điện tử. Máy chạy bộ, xe đạp tập, máy rung toàn thân. Gối ôm, gối massage, đai hỗ trợ cột sống, v.v.
- Sản phẩm hỗ trợ giấc: Gối, nệm chuyên dụng: Gối chống đau cổ, nệm massage, nệm hỗ trợ giấc ngủ, Nến thơm, tinh dầu thư giãn, máy tạo độ ẩm không khí, v.v.
- Sản phẩm chăm sóc sức khỏe đặc biệt Sản phẩm hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng, thực phẩm chức năng dành cho người tập gym, v.v Sữa bầu, vitamin cho bà bầu, sản phẩm chăm sóc da cho trẻ em,..
Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe dù kinh doanh online nhưng phải có nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép lưu hành và chứng nhận chất lượng từ cơ quan chức năng như Bộ Y tế, Cục An toàn Thực phẩm, Cục Quản lý Dược. Không được quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm về công dụng hoặc tác dụng chữa bệnh trừ khi có chứng nhận từ cơ quan y tế. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm, chính sách bảo hành, đổi trả hợp lý..
Sàn shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên sàn Shopee là gì?
Do đó, có thể thấy kinh doanh trên sàn shopee là hoạt động kinh doanh có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động và các mạng mở khác. Nên kinh doanh online sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên sàn shopee được xem là hoạt động kinh doanh online sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Dù là hoạt động kinh doanh online nhưng khi kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cần lưu ý những điều sau:
- Cần có giấy phép kinh doanh hợp pháp khi hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Đồng thời cũng phải đăng ký kinh doanh thương mại điện tử;
- Các sản phẩm phải có đảm bảo về chất lượng và xuất xứ sản phẩm;
- Bên kinh doanh cung cấp các thông tin minh bạch và các chính sách đổi trả sản phẩm khác;
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng và bảo quản sản phẩm;
- Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ về thuế và tài chính;
- Xây dựng các chương trình, hoạt động quảng cáo trung thực, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Tuân theo các quy định cụ thể trên từng nền tảng thương mại điện tử đã đăng ký kinh doanh.
Tóm lại, khi kinh doanh online sản phẩm chăm sóc sức khỏe người bán cần tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ người tiêu dùng.
Khi kinh doanh online sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhưng khách hàng sử dụng bị ngộ độc và có căn cứ ngộ độc là do sử dụng sản phẩm kinh doanh thì có thể bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại và cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ vào Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 115/2018/NĐ-CP Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp sản phẩm gây ngộ độc nghiêm trọng, gây thiệt hại cho sức khỏe hoặc tính mạng của người tiêu dùng, nếu có yếu tố gian lận, buôn bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, giả mạo chứng nhận, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Tóm lại, kinh doanh online sản phẩm chăm sóc sức khoẻ nhưng khách hàng sử dụng bị ngộ độc thì vẫn bị phạt tùy theo từng mức độ ngộ độc cũng như căn cứ xác định nguồn gốc của việc ngộ độc.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về kinh doanh online sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất nhé.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn