Hoạt động quảng cáo các sản phẩm không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta, từ các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu cho đến các sản phẩm cần thiết, các dịch vụ phục vụ cho con người. Những sản phẩm được quảng cáo đó không phải sản phẩm nào cũng phải qua thẩm định, chỉ một số sản phẩm thuộc các trường hợp luật định mới phải thông qua hội đồng thẩm định quảng cáo. Bài viết dưới đây của NPlaw sẽ đi vào tìm hiểu những quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trước hết chúng ta cần hiểu được Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là gì? Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Quảng Cáo 2012 thì Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo được hiểu là tổ chức tư vấn, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hội đồng có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng xem xét, đưa ra kết luận về sự phù hợp hay không phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật khi tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Tại Điều 6 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện Luật quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành có quy định cơ chế hoạt động Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo như sau:
- Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo được điều hành bởi Chủ tịch hội với nguyên tắc: tập trung dân chủ và quyết định theo đa số;
- Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo và các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về các nội dung, chất lượng thẩm định;
- Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo khi diễn ra phiên họp phải đảm bảo ít nhất 3/4 trên tổng số thành viên có mặt.
- Kết quả thẩm định sản phẩm quảng cáo phải bằng văn bản, có chữ ký của chủ tịch, thư ký hội đồng.
Như vậy, Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo được những cơ chế trên thì mới đảm bảo các sản phẩm quảng cáo được thẩm định đúng theo quy định pháp luật.
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo thì Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo sẽ không thẩm định các sản phẩm quảng cáo sau: sản phẩm chỉ thể hiện lô-gô, biểu tượng, nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo sẽ nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp Cục Văn hóa tại cơ sở.
- Cục văn hóa sau khi nhận được yêu cầu thẩm định sẽ ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo đồng thời gửi tóm tắt yêu cầu thẩm định, giấy mời họp đến Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo trước ít nhất hai ngày trước ngày diễn ra phiên họp.
- Phiên họp của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo được diễn ra như sau:
+ Chủ tịch Hội đồng trình bày tóm tắt nội dung yêu cầu cần thẩm định;
+ Các ủy viên của Hội đồng đưa ra nhận xét, đánh giá; Hội đồng thảo luận để thống nhất ý kiến nhận xét, đánh giá;
+ Thành viên Hội đồng biểu quyết; Chủ tịch Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo quyết định theo đa số về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật về quảng cáo;
+ Ủy viên thư ký lập biên bản phiên họp;
+ Hội đồng thông qua biên bản phiên họp, Chủ tịch và Ủy viên thư ký Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo ký vào biên bản đã được thông qua.
- Sau khi có kết quả thẩm định, Cục trưởng Cục văn hóa sẽ gửi văn bản quyết định sản phẩm phù hợp hay không phù hợp đến tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định, trải qua quy trình thẩm định, cục văn hóa phải gửi văn bản thẩm định cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu thẩm định.
Tại khoản 1 Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định về trách nhiệm của bên thứ ba về việc cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng phải đáp ứng các trách nhiệm sau:
- Phải cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ chính xác và đầy đủ;
- Yêu cầu bên kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chứng minh tính chính xác và đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
- Phải chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp không chính xác, không đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà mình quảng cáo;
- Tuần thủ quy định pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.
Tùy thuộc vào các sản phẩm quảng cáo là sản phẩm gì mà nghệ sĩ có hành vi quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật, chất lượng kém sẽ bị xử phạt sẽ bị xử lý với mức phạt khác nhau. Ví dụ: Đối với nghệ sĩ quảng cáo mỹ phẩm không đúng sự thật, kém chất lượng sẽ bị phạt tiền 5.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và các biện pháp xử lý hậu quả.
Theo Điểm b, Khoản 6 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo thì đối với hành vi Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ bị phạt từ 40.000.000 - 60.000.000 đồng.
Theo quy định tại Khoản 33 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo thì đối với những hành vi quảng cáo vi phạm về luật sở hữu trí tuệ, sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Căn cứ điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 25 Nghị định 119/2020/NĐ-CP Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản thì đối với hành vi sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện đúng chủ quyền quốc gia sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Theo đó nếu sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để quảng cáo sản phẩm dịch vụ thì sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Như vậy, đối với các sản phẩm, dịch vụ quảng cáo mà pháp luật bắt buộc phải thẩm định thì cần có sự tham gia thẩm định của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo của Cục văn hóa cấp cơ sở. Sau khi kết quả thẩm định phù hợp mới có thể được đưa vào quảng cáo.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn