Đặt cọc thuê nhà là một việc làm phổ biến khi thuê nhà.Tuy nhiên, nếu dịch này chỉ thực hiện bằng lời nói mà không văn bản giấy trắng mực đen thì rất dễ dẫn đến tình trạng các bên không thực hiện đúng hợp đồng. Do vậy, NPLaw thông tin tới quý bạn đọc bài viết hợp đồng đặt cọc thuê nhà để quý bạn đọc có thể tìm hiểu rõ về loại hợp đồng này và tránh được các rủi ro cho mình khi đi thuê nhà.
Hiện nay, đặt cọc thuê nhà là một việc dường như là đương nhiên phải thực hiện để được thuê nhà. Việc sử dụng hợp đồng đặt cọc thuê nhà để đảm bảo cho giao dịch thuê nhà được thực hiện, đồng thời ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ này.
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là mẫu hợp đ ồng phổ biến và cần thiết khi nhu cầu thuê nhà ở tăng cao.
Đặt cọc thuê nhà là thuật ngữ dùng để chỉ hành động một bên dùng tài sản của mình giao cho người thuê nhà nhằm mục đích làm tin hoặc làm cơ sở để xác lập các quan hệ khác có liên quan trong tương lai.
Để hiểu thế nào là hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần phải hiểu hợp đồng và đặt cọc là gì.
Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Từ đó, có thể hiểu hợp đồng đặt cọc thuê nhà thực chất là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của các bên về việc một bên giao cho bên kia một tài sản nhất định, chủ yếu là bằng tiền để ràng buộc các bên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, đảm bảo hợp đồng thuê nhà sẽ được thực hiện trên thực tế.
Về bản chất, đặt cọc là hành vi nhằ m đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải lại cho bên đặt cọc tài sản và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà được xác lập giúp đảm bảo quyền lợi cho các bên khi tham gia vào hợp đồng thuê nhà. Do vậy, việc ký kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà là điều rất cần thiết.
Hình thức:
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 không quy định hình thức xác lập đặt cọc, các bên có thể thỏa thuận đặt cọc bằng văn bản hoặc không dùng văn bản.
Nội dung:
Pháp luật chưa quy định thể các nội dung cần có trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà, tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng như:
Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của các bên khi đặt cọc thuê nhà như sau:
Bên đặt cọc thuê nhà ở:
Bên nhận đặt cọc thuê nhà ở:
1. Có bắt buộc đặt cọc khi làm hợp đồng thuê nhà ở không?
Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định, hợp đồng cho thuê nhà ở phải bao gồm các nội dung như họ và tên của cá nhân, tổ chức và địa chỉ của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch...Tuy nhiên luật không quy định về đặt cọc. Như vậy, đặt cọc không phải là điều kiện bắt buộc phải có trong hợp đồng thuê nhà. Người thuê và người cho thuê có quyền thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về đặt cọc trong hợp đồng.
2. Có lấy lại được tiền đặt cọc thuê nhà khi chưa chuyển vào ở không?
Nếu đã thực hiện việc đặt cọc để đảm bảo giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng mà bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Như vậy, khi không thực hiện giao kết hợp đồng thuê nhà tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên cho thuê.
3. Trường hợp bên nhận đặt cọc thuê nhà không thực hiện hợp đồng đặt cọc thì xử lý như thế nào?
Nếu bên nhận đặt cọc không thực hiện việc giao kết hợp đồng thì phải trả lại cho bên đặt cọc khoản tiền đã nhận và một khoản tiền tương đương khoản tiền đã nhận cọc.
4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì có mất tiền đặt cọc thuê nhà không?
Đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên thuê chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 132 Luật Nhà ở 2014 hoặc những trường hợp khác theo hợp đồng thuế nhà thì lúc này mới được hoàn trả lại tiền cọc. Còn không thì vẫn sẽ phải mất tiền cọc nếu các bên không có thỏa thuận khác.
5. Có phải trả tiền cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn không?
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định để xác định có phải trả tiền cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn không thì hai bên cần căn cứ vào thỏa thuận trước đó nêu trong hợp đồng thuê nhà và có thể xác định.
Một vài trường hợp sẽ không được trả lại tiền cọc cụ thể như sau:
Trên đây là thông tin về hợp đồng đặt cọc thuê nhà mà NPLaw cung cấp cho quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan đến đặt cọc thuê nhà, quý bạn đọc hãy liên hệ tới NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết vấn đề nhanh chóng và phù hợp.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn