Các vấn đề bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ,… là những thách thức mà giới truyền thông luôn phải đối mặt. Nếu không muốn xảy ra tranh chấp và xung đột pháp lý không đáng có, bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào cũng phải nắm vững quy định về hợp đồng quảng cáo. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hợp đồng dịch vụ quảng cáo và những vấn đề liên quan xoay quanh về hợp đồng dịch vụ quảng cáo như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của Luật Thương mại 2005, thương nhân thông qua việc quảng cáo giúp khách hàng biết tới sản phẩm, dịch vụ của mình. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo là một dạng của hợp đồng dịch vụ, giúp xác định quyền và trách nhiệm của các bên khi giao kết hợp đồng quảng cáo. Điều 6 Luật Quảng cáo 2012 quy định dịch vụ quảng cáo phải được thực hiện qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Mục đích của hợp đồng quảng cáo nhằm đảm bảo tính minh bạch và sự đồng thuận giữa cả hai bên trong quá trình hợp tác. Hợp đồng này đảm bảo các bên tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận, đồng thời cung cấp cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp và xung đột pháp lý (nếu có).
Hợp đồng quảng cáo (hợp đồng dịch vụ quảng cáo) là văn bản pháp lý được ký kết giữa các bên, bao gồm bên thuê quảng cáo và bên thực hiện quảng cáo. Hợp đồng này ghi rõ các điều khoản, điều kiện, thỏa thuận và cam kết của các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động quảng cáo. Các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo có thể thay đổi tùy vào quy mô, ngành nghề hoạt động, loại hình quảng cáo và các yêu cầu cụ thể của bên thuê quảng cáo.
Hợp đồng quảng cáo có vai trò quan trọng đối với cả hai bên tham gia ký kết. Nó đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các bên.
Hợp đồng quảng cáo giúp bên thuê quảng cáo đảm bảo được chất lượng của quảng cáo. Việc thuê một đơn vị quảng cáo sẽ có nhiều điểm bất lợi. Một trong số đó là đơn vị làm quảng cáo sẽ không nỗ lực hết sức cho sản phẩm nếu hợp đồng không quy định rõ ràng. Điều này dễ làm nảy sinh tranh chấp giữa các đơn vị.
Tuy nhiên, nếu có hợp đồng rõ ràng, đơn vị được thuê sẽ phải tuân thủ theo các điều khoản và thực hiện đúng yêu cầu của bên thuê. Các điều khoản trong hợp đồng sẽ thể hiện rõ công việc và nghĩa vụ của đơn vị nhận quảng cáo. Do đó, bên nhận sẽ không thể làm trái hay lách luật trong hợp đồng. Điều này giúp bên thuê đảm bảo được sản phẩm đúng với ý của mình và chất lượng quảng cáo ở mức tốt nhất.
Đối với bên nhận quảng cáo, hợp đồng quảng cáo có tác dụng bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ, đặc biệt là thù lao. Một số trường hợp, bên thuê quảng cáo sẽ cắt giảm chi phí và tiền công của đơn vị làm quảng cáo. Khi đó, hợp đồng quảng cáo sẽ là cơ sở để đòi lại quyền lợi cho bên nhận quảng cáo.
Ngoài ra, bên nhận quảng cáo có thể đảm bảo mức độ công việc phù hợp. Các doanh nghiệp thường có xu hướng gia tăng các yêu cầu và công việc cho bên nhận quảng cáo. Nếu số lượng công việc vượt quá mức cho phép, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của công việc thì đơn vị thực hiện có thể từ chối doanh nghiệp mà không vi phạm hợp đồng
Như vậy, cần phải có hợp đồng dịch vụ quảng cáo
Nội dung của hợp đồng dịch vụ quảng cáo bao gồm:
Căn cứ theo Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng vô hiệu như sau:
Như vậy, hợp đồng dịch vụ quảng cáo vô hiệu trong các trường hợp trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
“2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Như vậy, để xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo trong trường hợp này, cần phải căn cứ vào Điều lệ công ty về quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
Hiện nay hai bộ luật ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề điều chỉnh hợp đồng là Luật Thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2015 nhưng trong cả hai luật này đều không có quy định cụ thể nào bắt buộc về việc ngôn ngữ hợp đồng hoặc yêu cầu hợp đồng, giao dịch phải bằng tiếng Việt. Theo nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt đồng thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Thương Mại:
"1. Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó."
Về cơ bản các bên không bắt buộc cần phải dùng hợp bằng tiếng Việt. Tuy nhiên có một số quy định tại một số luật khác lại quy định cụ thể về ngôn ngữ trong hợp đồng. Nên hợp đồng dịch vụ quảng cáo với hàng là người nước ngoài có thể sử dụng song ngữ nếu hai bên có thỏa thuận.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng dịch vụ quảng cáo. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn