Hiện nay, hợp đồng giảng dạy đang trở thành một vấn đề được quan tâm đặc biệt, đặc biệt là khi nhu cầu giáo dục ngày càng tăng cao và yêu cầu chất lượng giảng dạy ngày càng khắt khe. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hợp đồng giảng dạy và những vấn đề liên quan xoay quanh về hợp đồng giảng dạy như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, hợp đồng giảng dạy đang trở thành một vấn đề được quan tâm đặc biệt, đặc biệt là khi nhu cầu giáo dục ngày càng tăng cao và yêu cầu chất lượng giảng dạy ngày càng khắt khe. Thực trạng cho thấy, nhiều cơ sở giáo dục vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập và thực hiện hợp đồng giảng dạy cho giảng viên. Nhiều giảng viên bị ràng buộc bởi các hợp đồng ngắn hạn, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý làm việc mà còn gây ra sự thiếu ổn định trong chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, việc thiếu minh bạch trong quy trình soạn thảo và thực hiện hợp đồng cũng dẫn đến tình trạng tranh chấp giữa giảng viên và cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, sự thiếu đồng bộ trong quy định pháp lý về hợp đồng giảng dạy cũng khiến cho việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia gặp nhiều khó khăn. Nhiều giảng viên không được đảm bảo các quyền lợi chính đáng như bảo hiểm xã hội, nghỉ phép, hay chế độ đãi ngộ hợp lý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của giảng viên mà còn tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục mà sinh viên nhận được. Do đó, việc cải tiến hệ thống hợp đồng giảng dạy là một yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Hợp đồng giảng dạy là một thỏa thuận pháp lý giữa giáo viên (hoặc giảng viên) và một cơ sở giáo dục (như trường học, đại học, hoặc trung tâm đào tạo) về việc cung cấp dịch vụ giảng dạy. Hợp đồng này quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên trong quá trình thực hiện công việc giảng dạy.
Nội dung cơ bản của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên bao gồm các nội dung sau:
Hợp đồng giảng dạy chấm dứt trong trường hợp sau đây:
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
Như vậy, trường hợp khi ký HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì bạn đã thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT về Tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng có quy định như sau: Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.
Và tại Điều 70 Luật giáo dục 2005 được thay thế bằng Điều 67 Luật giáo dục 2019 có quy định nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Giáo viên của trường THPT công lập có thể được dạy theo hợp đồng giảng dạy với trường tư thục khác nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Căn cứ Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
Theo quy định hiện nay, khi tiến hành xử lý kỷ luật người lao động thì người sử dụng lao động được áp dụng 04 hình thức kỷ luật đó là: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải.
Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:
Như vậy, đối với việc giáo viên vi phạm đạo đức nghề giáo thì cần xem xét mức độ vi phạm, hậu quả, các quy định trong hợp đồng, thỏa thuận khác để áp dụng hình thức kỷ luật đối với giáo viên này. Tuy nhiên việc xử lý kỷ luật cần phải đảm bảo thuê nguyên tắc, trình tự, thủ tục của pháp luật.
Tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Phụ lục hợp đồng lao động như sau:
Theo quy định trên hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
Như vậy, có thể thấy, hợp đồng giảng dạy không bắt buộc phải có phụ lục mà chỉ có trong hai trường hợp sau đây:
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng giảng dạy. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn