HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY

Hiện nay, hợp đồng giảng dạy đang trở thành một vấn đề được quan tâm đặc biệt, đặc biệt là khi nhu cầu giáo dục ngày càng tăng cao và yêu cầu chất lượng giảng dạy ngày càng khắt khe. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hợp đồng giảng dạy và những vấn đề liên quan xoay quanh về hợp đồng giảng dạy như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng liên quan đến hợp đồng giảng dạy

Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, hợp đồng giảng dạy đang trở thành một vấn đề được quan tâm đặc biệt, đặc biệt là khi nhu cầu giáo dục ngày càng tăng cao và yêu cầu chất lượng giảng dạy ngày càng khắt khe. Thực trạng cho thấy, nhiều cơ sở giáo dục vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập và thực hiện hợp đồng giảng dạy cho giảng viên. Nhiều giảng viên bị ràng buộc bởi các hợp đồng ngắn hạn, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý làm việc mà còn gây ra sự thiếu ổn định trong chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, việc thiếu minh bạch trong quy trình soạn thảo và thực hiện hợp đồng cũng dẫn đến tình trạng tranh chấp giữa giảng viên và cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, sự thiếu đồng bộ trong quy định pháp lý về hợp đồng giảng dạy cũng khiến cho việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia gặp nhiều khó khăn. Nhiều giảng viên không được đảm bảo các quyền lợi chính đáng như bảo hiểm xã hội, nghỉ phép, hay chế độ đãi ngộ hợp lý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của giảng viên mà còn tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục mà sinh viên nhận được. Do đó, việc cải tiến hệ thống hợp đồng giảng dạy là một yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

II. Các quy định liên quan đến hợp đồng giảng dạy

1. Thế nào là hợp đồng giảng dạy?

Hợp đồng giảng dạy là một thỏa thuận pháp lý giữa giáo viên (hoặc giảng viên) và một cơ sở giáo dục (như trường học, đại học, hoặc trung tâm đào tạo) về việc cung cấp dịch vụ giảng dạy. Hợp đồng này quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên trong quá trình thực hiện công việc giảng dạy.

2. Nội dung cần có trong hợp đồng giảng dạy

Nội dung cơ bản của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên bao gồm các nội dung sau:

  • Thông tin chủ thể các bên giao kết;
  • Các yêu cầu đối với nội dung giảng dạy: bao gồm tên học phần, thời gian dạy, số tiết lý thuyết, số tiết thực hành, lớp dạy và sĩ số;
  • Trách nhiệm của mỗi bên: trách nhiệm của bên giảng dạy phải dạy đúng theo yêu cầu và trách nhiệm của bên nhà trường về việc cung cấp tài liệu, chi phí;
  • Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng;
  • Quy định về bồi thường thiệt hại;
  • Cam kết thực hiện của hai bên;
  • Kèm theo hợp đồng là phần nghiệm thu thanh lý và thanh toán hợp đồng.

3. Hợp đồng giảng dạy chấm dứt trong trường hợp nào?

Hợp đồng giảng dạy chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng đã được hoàn thành;
  • Theo thỏa thuận của các bên;
  • Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  • Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  • Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật Dân sự 2015
  • Và các trường hợp khác do luật quy định. 

Hợp đồng giảng dạy chấm dứt trong trường hợp nào?

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến hợp đồng giảng dạy

1. Giáo viên làm việc theo hợp đồng giảng dạy có được đóng BHXH không?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, trường hợp khi ký HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì bạn đã thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc. 

Giáo viên của trường THPT công lập có được dạy theo hợp đồng giảng dạy với trường tư thục khác không?

2. Giáo viên của trường THPT công lập có được dạy theo hợp đồng giảng dạy với trường tư thục khác không?

Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT về Tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng có quy định như sau: Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.

Và tại Điều 70 Luật giáo dục 2005 được thay thế bằng Điều 67 Luật giáo dục 2019 có quy định nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

  • Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
  • Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
  • Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì Giáo viên của trường THPT công lập có thể được dạy theo hợp đồng giảng dạy với trường tư thục khác nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên.

3. Giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị ngưng hợp đồng giảng dạy không?

Căn cứ Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:

  • Khiển trách
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng
  • Cách chức.
  • Sa thải.

Theo quy định hiện nay, khi tiến hành xử lý kỷ luật người lao động thì người sử dụng lao động được áp dụng 04 hình thức kỷ luật đó là: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải.

Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

  • Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
  • Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
  • Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
  • Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, đối với việc giáo viên vi phạm đạo đức nghề giáo thì cần xem xét mức độ vi phạm, hậu quả, các quy định trong hợp đồng, thỏa thuận khác để áp dụng hình thức kỷ luật đối với giáo viên này. Tuy nhiên việc xử lý kỷ luật cần phải đảm bảo thuê nguyên tắc, trình tự, thủ tục của pháp luật.

4. Khi nào cần làm phụ lục hợp đồng giảng dạy?

Tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về  Phụ lục hợp đồng lao động như sau:

  • Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
  • Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
  • Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
  • Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Theo quy định trên hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.

Như vậy, có thể thấy, hợp đồng giảng dạy không bắt buộc phải có phụ lục mà chỉ có trong hai trường hợp sau đây:

  • Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Và nội dung của phụ lục phải không được trái với nội dung của hợp đồng;
  • Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Loại phụ lục này thường được lập sau khi hợp đồng được lập nhằm thay đổi, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng…

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng giảng dạy

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng giảng dạy. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan