Hợp đồng gửi xe ô tô là một dạng hợp đồng thường gặp trong cuộc sống, nhưng lại ít được các bên quan tâm điều chỉnh. Để đảm bảo hợp đồng gửi xe ô tô phù hợp với quy định pháp luật, NPLaw xin gửi đến Quý độc giả các thông tin pháp lý hữu ích liên quan đến vấn đề hợp đồng gửi xe ô tô thông qua bài viết này.
Hiện nay, nhu cầu phát triển cuộc sống của người dân đang ngày một tăng cao, thể hiện rõ ràng qua nhu cầu di chuyển, xe cộ của hầu hết các gia đình trong xã hội. Điều này đồng thời kéo theo các dịch vụ liên quan phát triển, trong đó bao gồm dịch vụ gửi giữ xe.
Tuy nhiên khi tham gia và sử dụng dịch vụ gửi giữ xe, đa số các trường hợp không lập hợp đồng gửi xe ô tô bằng văn bản do sự tin tưởng, do chủ quan và một phần vì chưa đủ nhiều kiến thức pháp lý. Vì vậy, rất nhiều trường hợp đáng tiếc, tranh chấp phát sinh khi quá trình gửi xe ô tô gặp các rủi ro, sự cố không mong muốn. Dù xã hội đã phát triển vượt bậc nhưng số lượng hợp đồng gửi xe ô tô được lập bằng văn bản còn rất ít. Do đó, để đảm bảo an toàn pháp lý tốt nhất cho người dân, cần tạo lập một nền tảng pháp lý cơ bản liên quan đến hợp đồng gửi xe ô tô để làm tiền đề vững chắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia vào quan hệ dân sự này.
Hợp đồng gửi xe ô tô là một dạng của hợp đồng gửi giữ tài sản, căn cứ Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng gửi xe ô tô là văn bản thỏa thuận giữa các bên, trong đó gồm bên nhận trông giữ xe ô tô và một bên là chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền quản lý, định đoạt xe ô tô đó.
Hiện nay pháp luật không quy định riêng về các nội dung cần có trong hợp đồng gửi xe ô tô. Căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng gửi giữ và Điều 398 về nội dung hợp đồng, có thể hiểu nội dung của hợp đồng gửi xe ô tô gồm:
(Chèn hình (1))
Hiện nay pháp luật không quy định mẫu Hợp đồng gửi giữ hay hợp đồng gửi xe ô tô. Tuy nhiên, dựa trên các nội dung cần có nêu trên, Quý độc giả có thể tham khảo mẫu hợp đồng gửi xe ô tô sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GỬI XE Ô TÔ
(Số: ……………./HĐ)
Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại ……………………………………
Chúng tôi gồm có:
Bên A (Bên gửi tài sản): ……………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………..
Điện thoại: ……………………….Fax: ………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………………………
Tài khoản số: ……………………………………………………………………
Do ông (bà): ……………………………………Chức vụ: ……………………………………… làm đại diện.
Bên B (Bên giữ tài sản): ………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………..Fax: ………………………………….
Mã số thuế: …………………………………………………..…………
Tài khoản số: ………………………………………..………………….
Do ông (bà): ……………………………………Chức vụ: ……………………………………… làm đại diện.
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
1.1. Tên tài sản: ……………………………………………………
1.3. Tình trạng: ……………………………………………..
ĐIỀU 2: PHÍ GIỮ XE VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
2.1. Phí: ……………………………………………….
2.2. Phương thức thanh toán: ………………………………………………
2.3. Thời hạn: ……………………………………………………………….
ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
3.1. Nghĩa vụ của bên A:
a) Thông báo ngay cho bên B biết tình trạng tài sản và các biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường;
b) Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận.
c) Trả phí tổn lưu kho khi hết hạn hợp đồng mà không kịp thời nhận lại tài sản đã gửi.
d) Chịu phạt ….% do chậm nhận lại tài sản đã gửi vào kho theo quy định của hợp đồng.
3.2. Quyền của bên A:
a) Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý;
b) Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
4.1. Nghĩa vụ của bên B:
a) Bảo quản tài sản như đã thoả thuận, trả lại tài sản cho bên A theo đúng tình trạng như khi nhận giữ;
b) Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản, nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhưng phải báo ngay cho bên A biết về việc thay đổi;
c) Báo kịp thời bằng văn bản cho bên A biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên A cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên A không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên A thanh toán chi phí;
d) Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
4.2. Quyền của bên B:
a) Yêu cầu bên A trả tiền công theo thoả thuận;
b) Yêu cầu bên A trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công;
c) Yêu cầu bên A nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên A một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn;
d) Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên A, báo việc đó cho bên A và trả cho bên A khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
ĐIỀU 5: QUY ĐỊNH CHUNG
5.1. Trả lại tài sản gửi giữ
a) Bên B phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
b) Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên A yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
c) Bên B phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.
5.2. Chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ
a) Trong trường hợp bên B chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên A trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
b) Trong trường hợp bên A chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên B trong thời gian chậm nhận.
5.3. Trả tiền công
a) Bên A phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, nếu không có thoả thuận khác.
b) Trong trường hợp các bên không thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công.
c) Khi bên A lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
d) Khi bên B yêu cầu bên A lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên B không được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên A, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
ĐIỀU 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
6.1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tình hình thực hiện hợp đồng, nếu có gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng, có lợi (có lập biên bản).
6.2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa việc tranh chấp ra Tòa án giải quyết.
ĐIỀU 7: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ………………………. đến ngày ……………………………………………
Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên đóng dấu) (Ký tên đóng dấu)
Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT, bãi đỗ xe là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dùng để đỗ phương tiện giao thông đường bộ.
Điểm đ khoản 1, điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/3/2007 về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh có quy định:
“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
…
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định”.
Như vậy, cá nhân tự mình hoạt động dịch vụ trông giữ xe không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trường hợp dịch vụ trông giữ xe được thực hiện trên quy mô rộng hơn, về nguyên tắc, dịch vụ giữ xe là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo quy định tại Điều 55 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT như sau:
“3. Quy định đối với đơn vị quản lý, kinh doanh bãi đỗ xe
…
b) Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;
…
5. Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, quản lý hoạt động của bãi đỗ xe trên địa bàn”.
Như vậy, khi tiến hành kinh doanh dịch vụ gửi giữ xe ô tô với quy mô lớn, chủ thể kinh doanh vẫn phải thực hiện hoạt động đăng ký theo quy định pháp luật.
Theo quy định pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự, các phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng nói chung và giải quyết tranh chấp hợp đồng gửi xe ô tô nói riêng bao gồm:
Giao kết hợp đồng gửi xe ô tô, với đối tượng liên quan là ô tô – một tài sản có giá trị lớn, các bên phải vô cùng cẩn thận nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể, một số vấn đề cần lưu ý khi ký kết hợp đồng gửi xe ô tô gồm:
Căn cứ khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau: “4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”. Theo đó, bên giữ tài sản trong hợp đồng gửi giữ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 106 Luật Nhà ở 2014 quy định về giá dịch vụ quản lý nhà chung cư như sau: “2. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư”.
Như vậy, trong trường hợp mất xe khi gửi giữ ở chung cư, chủ xe cần xác định phí quản lý tại chung cư đó đã bao gồm chi phí trông giữ xe hay chưa, đơn vị giữ xe là Ban quản lý chung cư hay bên thứ ba… Trường hợp mất xe ở chung cư, chủ thể nhận gửi giữ xe phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến hợp đồng gửi xe ô tô của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến hợp đồng gửi xe ô tô. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn