HỢP ĐỒNG THANH LÝ LỮ HÀNH

Pháp luật hiện hành quy định về việc giao kết hợp đồng đại lý lữ hành tại "Luật Du lịch 2017" và các Nghị định hướng dẫn liên quan. Theo đó, các cam kết về quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như hình thức, nội dung hợp đồng đại lý lữ hành và xử phạt sai phạm (bao gồm hình thức phạt tiền, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả) đối với hành vi vi phạm được đề cập là biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên giao đại lý, bên nhận đại lý và đặc biệt là khách du lịch.

I. Hợp đồng đại lý lữ hành hiện nay thực hiện như thế nào?

Hợp đồng đại lý lữ hành là hợp đồng được ký kết bởi bên cung cấp chương trình du lịch và bên đại lý. Với mục đích mở rộng khả năng tiếp cận của khách hàng với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ khác nhau thông qua đại lý để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan và giải trí của mình. Bên cạnh đó, dịch vụ đại lý lữ hành còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đại lý và bên giao đại lý tối đa hóa lợi ích kinh doanh của mình.

II. Thế nào là đại lý lữ hành

1. Đại lý lữ hành là gì?

"Luật Du lịch 2017" quy định Dịch vụ lữ hành được hiểu là bên cung cấp dịch vụ tiến hành xây dựng, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch nhằm cung cấp cho khách du lịch. Đối với dịch vụ lữ hành nội địa, đối tượng khách hàng mà bên cung cấp dịch vụ lữ hành chỉ được thuộc phạm vi khách du lịch nội địa.

/upload/images/hinh-anh-2-min(1).jpg

Trong đó, "Luật Thương mại 2005" quy định về đại lý thương mại là hoạt động mà bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận để bên đại lý nhân danh chính mình để mua, bán dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. 

Có thể hiểu, đại lý lữ hành là bên cung cấp dịch vụ lữ hành cho khách du lịch dưới danh nghĩa của bên giao đại lý - là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Kinh doanh đại lý lữ hành là gì?

Kinh doanh đại lý lữ hành là việc cung cấp dịch vụ bán những chương trình du lịch được thực hiện bởi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch theo "Điều 40 Luật Du lịch 2017")

Vậy nên, kinh doanh đại lý lữ hành là hoạt động bên giao đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình để bán dịch vụ lữ hành cho khách hàng du lịch nhằm hưởng thù lao từ hoạt động trên.

3. Hợp đồng đại lý lữ hành gồm những nội dung nào?

Bên cạnh những nội dung cơ bản về trong nội dung hợp đồng được quy định bởi "Bộ luật dân sự 2015", "Điều 41 Luật du lịch 2017" quy định hợp đồng đại lý lữ hành cần bao gồm những nội dung chính sau đây:

/upload/images/hinh-anh-1-min.jpg

- Thông tin của các bên: Tên và địa chỉ.

- Thông tin chương trình du lịch, giá bán, mức hoa hồng, thời điểm thanh toán.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên.

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

III. Quy định pháp luật hiện nay về hợp đồng đại lý lữ hành

1. Hợp đồng đại lý lữ hành có buộc phải lập thành văn bản không?

Mặc dù "Bộ luật dân sự 2015" quy định hợp đồng có thể được giao kết bằng nhiều hình thức khác nhau như lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.

Đối với hợp đồng đại lý lữ hành, "khoản 1 Điều 41 Luật Du lịch 2017" quy định việc giao kết hợp đồng này phải được lập thành văn bản giữa bên giao và bên nhận đại lý.

2. Ký kết hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung quy định thì tổ chức bị xử phạt thế nào?

Đối với những nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành được quy định tại "Điều 41 Luật Du lịch 2017", khi có hành vi hợp đồng thiếu một trong những nội dung trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là phạt tiền theo "điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP".

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Bên cạnh những nghĩa vụ của bên giao đại lý được thỏa thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần phải chấp hành và thực hiện những quyền và nghĩa vụ được quy định tại "khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017", cụ thể như sau:

  1. Tổ chức thực hiện, xây dựng, quảng cáo và bán những dịch vụ/chương trình du lịch cho khách du lịch trong phạm vi được cấp phép.

  2. Đảm bảo việc tổ chức kinh doanh, các thủ tục hành chính đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ lữ hành, cụ thể tại "khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017".

  3. Đảm bảo quyền lợi của khách du lịch trong việc: Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến mua bảo hiểm du lịch (nếu có), biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả cho khách du lịch, sử dụng và chịu trách nhiệm với việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch.

  4. Đảm bảo tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ, chấp hành pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch.

  5. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

  6. Thông báo và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nếu có.

IV. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng đại lý lữ hành

1. Mẫu hợp đồng đại lý lữ hành mới nhất hiện nay như thế nào?

Mẫu hợp đồng đại lý lữ hành hiện nay cần đáp ứng những nội dung cụ thể như sau: 

  • Tiêu ngữ
  • Căn cứ pháp lý
  • Thông tin của bên giao và bên nhận đại lý (Tên, MSDN, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện, chức vụ,...)
  • Thông tin về chương trình du lịch
  • Giá bán và mức hoa hồng đại lý
  • Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý và đại lý
  • Thời hạn thực hiện hợp đồng
  • Vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
  • Thời hạn hiệu lực hợp đồng đại lý
  • Chữ ký của các bên.

2. Thẩm quyền xử phạt đối với thực hiện hợp đồng đại lý lữ hành sai phạm?

Đối với hành vi sai phạm trong việc thực hiện hợp đồng đại lý lữ hành như thiếu những nội dung theo quy định hoặc không lập hợp đồng khi giao đại lý, thẩm quyền xử phạt bằng hình thức lập biên bản vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại "Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP" sẽ thuộc về:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
  • Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Hợp đồng đại lý lữ hành có phải quy định về thời hạn hiệu lực của hợp đồng không?

Căn cứ "Khoản 2 Điều 41 Luật du lịch 2017" quy định những nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành, trong đó bao gồm thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý. 

Do đó, thời hạn hiệu lực của hợp đồng phải được quy định trong nội dung hợp đồng.

4. Đại lý lữ hành không quy định về thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý lữ hành bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ quy định xử phạt về các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành tại "Điều 8 Nghị định 45/2019/NĐ-CP", trong đó bao gồm hành vi thiếu một trong các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đồng thời, "khoản 2 Điều 41 Luật Du lịch 2017" quy định thời hạn hiệu lực của hợp đồng là một trong những nội dung trên. 

Do đó, đại lý lữ hành không quy định về thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý lữ hành sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân. Còn đối với tổ chức mức xử phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại "khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP" quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

/upload/images/hinh-anh-3-min(1).jpgV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện hợp đồng đại lý lữ hành

Trên đây là những thông tin về hợp đồng đại lý lữ hành. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hợp đồng đại lý lữ hành hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Website: nplaw.vn

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan