Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi các doanh nghiệp và cá nhân đang phải tìm kiếm huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, từ việc kêu gọi vốn đầu tư vào doanh nghiệp để có thêm nguồn vốn cho doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu,... Một trong số cách đã được nêu trên có một cách khá là được nhiều doanh nghiệp để ý đó là thế chấp tài sản. Thế chấp tài sản đã trở thành một phương thức bảo đảm quan trọng và phổ biến. Đặc biệt, thế chấp dây chuyền sản xuất - một tài sản quan trọng với giá trị lớn - là một trong những biện pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm tăng tính an toàn và khả năng tiếp cận vốn vay. Việc thiết lập một hợp đồng thế chấp dây chuyền sản xuất không chỉ giúp đảm bảo nghĩa vụ giữa các bên mà còn củng cố tính pháp lý, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả bên thế chấp và bên nhận thế chấp.
Hợp đồng thế chấp dây chuyền sản xuất là một dạng hợp đồng pháp lý, trong đó doanh nghiệp sử dụng dây chuyền sản xuất của mình làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của chính doanh nghiệp mình.
Căn cứ Điều 317 Bộ Luật dân sự 2015, hợp đồng thế chấp là thỏa thuận giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp, trong đó bên thế chấp sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ của mình hoặc nghĩa vụ của bên thứ ba đối với bên nhận thế chấp. Theo đó, tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ, nhưng các bên có thể thỏa thuận giao tài sản cho một bên thứ ba giữ nhằm đảm bảo tính an toàn và minh bạch của tài sản này.
Dựa trên cấu trúc và các nội dung cơ bản của hợp đồng thế chấp, một hợp đồng thế chấp dây chuyền sản xuất nên bao gồm các nội dung chính sau:
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chính về tất cả hoạt động của doanh nghiệp của mình.
Chính vì vậy, việc doanh nghiệp tư nhân ký kết hợp đồng thế chấp dây chuyền sản xuất là hoàn toàn hợp lý với quy định của pháp luật.
Dựa vào quy định tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015, việc thế chấp một phần của dây chuyền sản xuất là hoàn toàn khả thi nếu các bên có thỏa thuận cụ thể về điều này. Theo đó, khi thế chấp một phần tài sản là động sản có vật phụ, như dây chuyền sản xuất, thì phần tài sản được thế chấp vẫn bao gồm cả các vật phụ liên quan trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận thế chấp một phần của dây chuyền sản xuất (ví dụ, chỉ một số máy móc hoặc bộ phận trong dây chuyền), các vật phụ gắn liền với bộ phận đó cũng sẽ thuộc tài sản thế chấp. Điều này nhằm bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp, vì các vật phụ gắn liền thường ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị và khả năng hoạt động của tài sản thế chấp.
Tóm lại, pháp luật cho phép thế chấp một phần của dây chuyền sản xuất, miễn là các bên có thỏa thuận rõ ràng về phạm vi tài sản được thế chấp và các vật phụ kèm theo.
2. Khi khoản nợ không thể thanh toán thì có thể yêu cầu giải chấp để thanh lý trước khi trả khoản nợ liên quan đến hợp đồng thế chấp dây chuyền sản xuất được không?
Giải chấp (hay còn gọi là xóa đăng ký thế chấp tài sản đảm bảo) là hình thức giải trừ thế chấp đối với tài sản được dùng để thế chấp cho khoản vay.
Tài sản chỉ được bán giải chấp khi thanh lý hợp đồng vay, đồng nghĩa tài sản này đã chấm dứt nghĩa vụ là tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015, bên thế chấp không được phép bán tài sản thế chấp mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, ngoại trừ trường hợp tài sản là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp như không thể thanh toán nợ, bên thế chấp có thể yêu cầu giải chấp để thanh lý tài sản, như dây chuyền sản xuất, nhưng điều này cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.
Ngoài ra, bên thế chấp cần cung cấp lý do hợp lý cho yêu cầu giải chấp, đặc biệt khi gặp khó khăn về tài chính. Nếu không có sự đồng ý từ bên nhận thế chấp, bên thế chấp sẽ đối mặt với rủi ro hợp đồng bán tài sản bị tuyên vô hiệu cùng với các hậu quả pháp lý khác. Do đó, việc thương lượng và đạt được sự đồng ý từ bên nhận thế chấp là rất quan trọng để đảm bảo giao dịch diễn ra hợp pháp và an toàn.
Khi thực hiện hợp đồng thế chấp dây chuyền sản xuất, các bên cần lưu ý một số vấn đề quan trọng. Trước tiên, hợp đồng phải ghi rõ thông tin đầy đủ về các bên, bao gồm tên, địa chỉ và thông tin liên lạc. Đồng thời, cần mô tả chi tiết tài sản thế chấp, bao gồm loại máy móc, thiết bị và tình trạng của chúng. Hợp đồng cũng cần xác định rõ phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, như số tiền vay và thời hạn thanh toán. Quyền và nghĩa vụ của các bên cũng cần được quy định rõ ràng; bên thế chấp có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi từ tài sản, trong khi bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản nếu bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ.
Ngoài ra, hợp đồng nên bao gồm điều khoản về giải chấp, đặc biệt trong trường hợp bên thế chấp cần thanh lý tài sản trước khi thực hiện nghĩa vụ. Các bên cũng cần nhận thức rõ về các rủi ro pháp lý liên quan đến hợp đồng, chẳng hạn như khả năng tài sản bị tuyên vô hiệu nếu bên thế chấp bán tài sản mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Điều khoản giải quyết tranh chấp cũng nên được đưa vào hợp đồng, bao gồm việc áp dụng pháp luật nào và phương thức giải quyết. Cuối cùng, các bên nên xem xét tính thanh khoản của tài sản để tạo ra dòng tiền nhằm trả nợ, và nếu có thể, đưa vào hợp đồng các điều khoản về bảo hiểm tài sản thế chấp để bảo vệ lợi ích của cả hai bên. Việc lưu ý các vấn đề này sẽ giúp bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, đồng thời giảm thiểu rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng thế chấp dây chuyền sản xuất.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng thế chấp dây chuyền sản xuất. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn