Hợp đồng thỏa thuận giá trị là một trong những hình thức giao kết thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Vậy Hợp đồng thỏa thuận giá trị là gì? Hợp đồng thỏa thuận giá trị vô hiệu khi nào? Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến hợp đồng thỏa thuận giá trị hiện nay.
Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng thỏa thuận giá trị được hiểu là là thống nhất ý chí trên cơ sở tự nguyện về việc xác nhận, thay đổi giá trị, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận.
TIÊU CHÍ |
HỢP ĐỒNG |
VĂN BẢN THỎA THUẬN |
Khái niệm |
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.(Điều 385 Bộ luật dân sự 2015)
|
Hiện nay không có quy định cụ thể về Văn bản thỏa thuận. Văn bản thỏa thuận có thể hiểu là sự thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa các bên. Thông thường, Văn bản thỏa thuận là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong Văn bản thỏa thuận.
|
Nhìn chung hợp đồng và bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên. |
||
Giá trị pháp lý |
Văn bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như hợp đồng và có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra tòa. |
|
Hình thức |
- Bằng miệng (lời nói) - Bằng văn bản/ văn bản có công chứng, chứng thực - Hình thức khác (ra hiệu, ra giấu bằng cử chỉ cơ thể…) |
- Bằng văn bản/ văn bản có công chứng, chứng thực
|
Nội dung |
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Pháp luật dân sự quy định, hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: Đối tượng của hợp đồng; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; phương thức giải quyết tranh chấp,…
|
Văn bản thỏa thuận là do hai bên tiến hành trao đổi, thống nhất về nội dung để đảm bảo thực hiện mục đích của việc thỏa thuận. |
Trình tự xác lập |
Việc giao kết hợp đồng sẽ được thực hiện thông quá các bước như sau: - Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng: là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới bên được đề nghị. - Bước 2: Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng nếu có điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, thì cũng coi như bên được đề nghị đưa ra đề nghị mới. Bên được đề nghị trở thành bên đề nghị mới và cũng chịu sự ràng buộc về lời đề nghị thay đổi đó trước bên đã đề nghị đối với mình. - Bước 3: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. |
văn bản thỏa thuận thông thường sẽ do các bên tiến hành thỏa thuận và xác lập. |
Nội dung của hợp đồng thỏa thuận giá trị là tổng hợp các điều khoản khái quát về những gì mà các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận với nhau nhằm xác định quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản chủ yếu, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi.
Nội dung hợp đồng có thể làm căn cứ để xác định những trách nhiệm “đương nhiên” của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng đồng thời chỉ ra được đối tượng hợp đồng mà các bên đang hướng đến.
Tùy theo tính chất của các quan hệ giữa các bên chủ thể mà pháp luật quy định những điều khoản nội dung khác nhau. Có những điều khoản ở hợp đồng này các bên không cần thỏa thuận, nhưng ở hợp đồng khác các bên lại buộc phải thỏa thuận, thì hợp đồng mới được coi là giao kết.
Theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu thì Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện dưới đây thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác:
- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
Theo đó, không phải mọi hợp đồng dân sự đều phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ có những loại hợp đồng được luật quy định phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý thì mới cần thực hiện theo quy định đó.
Theo Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
Theo khoản 2 Điều 21 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định quyền của bên bán nhà, công trình xây dựng như sau:
Theo quy định về quyền của bên bán công trình xây dựng trên thì trong trường hợp không có thỏa thuận thì bên bán công trình xây dựng chỉ được thu tiền của bên mua không được vượt quá 95% giá trị hợp đồng khi người mua chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về hợp đồng thỏa thuận giá trị uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về hợp đồng thỏa thuận giá trị. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về hợp đồng thỏa thuận giá trị để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn