HỢP ĐỒNG VAY GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp tuy không phải là hợp đồng kinh doanh thường xuyên trong doanh nghiệp, nhưng cũng là một dạng hợp đồng phổ biến liên quan đến tài sản và tìm kiếm lợi nhuận được doanh nghiệp quan tâm. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý độc giả một số thông tin pháp lý liên quan đến hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

I. Thực trạng về việ c hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng, giá trị và các điều khoản cụ thể của hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp tại Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế, việc doanh nghiệp đi vay để bổ sung vốn, bù đắp khoản vốn thiếu hụt tạm thời (khi tiền bán hàng hóa, sản phẩm chưa kịp thanh toán hết, hoặc khi vốn tiền mặt hiện đang ở dưới dạng hàng hóa …) là một điều diễn ra phổ biến. Theo Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (NS SMEs): Năm 2022, 62% doanh nghiệp cho biết đã từng vay vốn từ doanh nghiệp khác. Năm 2023, 65% doanh nghiệp cho biết đã từng vay vốn từ doanh nghiệp khác. Điều này kéo theo nhu cầu lớn đối với đa dạng các hình thức vay, tương với với đa dạng các mục đích vay, dẫn đến đòi hỏi có các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các doanh nghiệp trong việc xác lập, điều chỉnh và giải quyết quan hệ vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Tìm hiểu về hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

II. Tìm hiểu về hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

1. Hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là gì?

Hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay còn gọi là Hợp đồng cho vay tài sản giữa các doanh nghiệp là thỏa thuận giữa các bên là doanh nghiệp, theo đó bên cho vay giao tài sản (tiền hoặc tài sản khác) cho bên vay sử dụng, và bên vay cam kết hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và có thể kèm theo lãi suất nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Nhìn nhận một cách khái quát, quan hệ vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự. Trong đó, chủ thể vay và cho vay đều là các doanh nghiệp, không có chức năng cấp tín dụng theo quy định pháp luật.

2. Hình thức vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp có được không?

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có thể vay, cho vay tiền giữa các doanh nghiệp. Những hình thức cho vay, và vay tiền của các doanh nghiệp được thể hiện dưới các hình thức như:

- Mua hàng trả chậm, trả góp (là trường hợp bên mua đã nhận tài sản mua bán và phải thanh toán tiền mua sau một thời hạn nhất định hoặc thanh toán thành nhiều đợt theo thỏa thuận của các bên)

– Vay có lãi (là việc doanh nghiệp có khoản tiền nhàn rỗi, không thực hiện thường xuyên, có thể sử dụng khoản vốn này cho doanh nghiệp khác vay và thu lãi)

– Vay không có lãi (là việc doanh nghiệp có khoản tiền nhàn rỗi, không thực hiện thường xuyên, có thể sử dụng khoản vốn này cho doanh nghiệp khác vay và không lấy lãi, không thực hiện kinh doanh khoản vốn nhàn rỗi này)

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp vay một doanh nghiệp khác là tổ chức tín dụng thì hình thức vay sẽ được xác định theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Như vậy, việc cho vay giữa hai doanh nghiệp là hoàn toàn hợp pháp nếu việc cho vay đó không diễn ra thường xuyên và không mang tính chất kinh doanh.

III. Quy định pháp luật về hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

1. Một số đặ c điểm của hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp có một số đặc điểm cơ bản như sau:

  • Hợp đồng không có đền bù hoặc có đền bù: Ví dụ, khi hai doanh nghiệp ký kết hợp đồng vay tài sản và hai bên có thỏa thuận là vay có lãi suất (có đền bù) hoặc không có lãi suất (không có đền bù). 
  • Hợp đồng song vụ: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 402 Bộ luật dân sự 2015, đối với hợp đồng vay thì bên vay và bên cho vay sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia, là tính song vụ của hợp đồng.
  • Hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay khi bên vay nhận tài sản: Căn cứ theo quy định tại Điều 464 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu đối với tài sản vay thì bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

2. Những điể m cần lưu ý khi làm hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Khi làm hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, dù trên góc độ là bên cho vay hay bên vay, doanh nghiệp đều cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Hình thức hợp đồng: văn bản sẽ là căn cứ đảm bảo và cụ thể nhất ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên, hạn chế được tranh chấp so với không giao kết hợp đồng bằng văn bản;
  • Nội dung hợp đồng: có thể dựa vào Bộ luật dân sự 2015 để áp dụng, ghi nhận rõ ràng, cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bên, hạn chế xảy ra trường hợp mỗi bên có một cách hiểu trong khi hợp đồng ghi nhận mơ hồ. 
  • Kỳ hạn cho vay;
  • Nghĩa vụ trả nợ và lãi vay;
  • Rủi ro khi giao kết hợp đồng;
  • Bên cạnh đó tùy mối quan hệ của các bên, mức độ rủi ro của việc cho vay mượn thì các bên có thể làm các biện pháp bảo đảm khoản vay nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cho vay.

IV. Giải đáp các câu hỏi liên  quan đến hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có được thanh toán bằng tiền mặt đối với các khoản vay từ doanh nghiệp khác không?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư số 09/2015/TT-BTC quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng như sau:

"1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp."

Như vậy, các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng không được sử dụng tiền mặt khi thanh toán khoản tiền vay từ doanh nghiệp khác.

2. Trường hợp vay không có lãi thì đến hạn doanh nghiệp vay không trả thì bên vay có quyền yêu cầu trả lãi không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác vay như sau:

“… 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác vay không có lãi, nếu đến hạn mà bên vay không thực hiện trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác và luật không có quy định khác thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả tiền lãi.

Hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp xảy ra tranh chấp khi nào?

3. Hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp xảy ra tranh chấp khi nào?

Hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp có thể xảy ra tranh chấp trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng thường gặp nhất là các trường hợp:

  • Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Bên vay chậm trả nợ; Bên vay thanh toán không đúng số tiền; Bên vay thanh toán bằng hình thức khác so với thỏa thuận…
  • Tranh chấp về việc thực hiện các nghĩa vụ khác: Bên cho vay không giải ngân đủ số tiền vay; Bên vay sử dụng số tiền vay không đúng mục đích; Bên vay vi phạm các điều khoản bảo đảm...
  • Tranh chấp về việc giải thích hợp đồng: Hai bên có ý kiến khác nhau về nội dung của hợp đồng; Hợp đồng có những điều khoản mơ hồ, khó hiểu…
  • Tranh chấp hợp đồng vay tài sản liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng;
  • Tranh chấp hợp đồng vay tài sản do không có giấy giao nhận tiền;
  • Tranh chấp hợp đồng vay tài sản phát sinh khi bên vay chậm trả nợ;
  • Tranh chấp hợp đồng vay tài sản về lãi suất cho vay:
  • Tranh chấp hợp đồng vay tài sản liên quan đến tài sản bảo đảm khoản vay;
  • Tranh chấp phát sinh do hình thức giả tạo của hợp đồng vay tài sản.

Ngoài ra, hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng có thể xảy ra tranh chấp do những lý do khác như bất khả kháng, vi phạm pháp luật, v.v.

V. Vấn đề soạn thảo hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Trên cả cương vị là doanh nghiệp cho vay hay doanh nghiệp đi vay, Quý độc giả đều nên cân nhắc liên hệ hỗ trợ bởi luật sư có kinh nghiệm nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Liên quan đến nội dung này, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực, với hệ thống văn phòng trên nhiều tỉnh thành, sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến hợp đồng vay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan