Hợp tác kinh doanh với siêu thị như thế nào? Hồ sơ, thủ tục cần thực hiện để hợp tác kinh doanh với siêu thị thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) gồm những gì? Và các vấn đề khác có liên quan sẽ được NPLaw giải đáp trong bài viết dưới đây.
Để hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao thì lựa chọn hình thức đầu tư, hợp tác kinh doanh là điều được nhiều người quan tâm. Trong việc hợp tác kinh doanh với siêu thị, các nhà đầu tư hiện nay thường ưu tiên lựa chọn hình thức đầu tư là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng BCC sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với việc thành lập tổ chức kinh tế hoặc tham gia góp vốn vào tổ chức kinh tế.
Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong các hình thức đầu tư như sau để đầu tư tại Việt Nam:
“1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ”.
Trong việc hợp tác kinh doanh với siêu thị, nhà đầu tư xem xét nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp và lựa chọn một trong các hình thức đầu tư nêu trên để hợp tác kinh doanh.
Theo khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) được hiểu như sau: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế”.
Khi hợp tác kinh doanh với siêu thị, các bên có thể lựa chọn ký kết hợp đồng BCC theo quy định trên. Theo đó, các bên phải tuân thủ quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC tại Điều 2 Luật đầu tư năm 2020 như sau:
Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Theo đó, các bên tiến hành ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh tương tự các hợp đồng thông thường theo pháp luật dân sự.
Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư gồm:
Về thủ tục:
Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) nói chung gồm có các nội dung chủ yếu theo khoản 1 Điều 28 Luật đầu tư năm 2020 như sau:
Như vậy, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) với siêu thị có các nội dung chủ yếu theo quy định nêu trên.
Theo khoản 2 Điều 27 Luật đầu tư 2020 về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC: “Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này”.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể hợp tác kinh doanh với siêu thị của Thái Lan tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng BCC và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định trên.
Công ty muốn hợp tác kinh doanh với siêu thị để mở quầy bán thực phẩm, đồ uống trong siêu thị cần xin các giấy phép sau:
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến các hoạt động đầu tư, hợp tác kinh doanh. Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn