HƯ HỎNG TÀI SẢN TRƯNG DỤNG

Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. Theo điểm a, khoản 1 Điều 10  Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 thì tài sản trưng dụng sẽ được hoàn trả lại người có tài sản trưng dụng khi hết thời hạn trưng dụng, người có tài sản trưng dụng sẽ có quyền được bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra. Đặc biệt, trong quá trình trưng dụng tài sản thì tài sản có thể bị mất, hoặc bị hư hỏng. Vậy trong các trường hợp này thì việc bồi thường thiệt hại đối với người có tài sản trưng dụng bị hư hỏng được quy định như thế nào? Ai là người có trách nhiệm bồi thường, thủ tục bồi thường ra sao? NPLaw xin giải đáp chi tiết các vấn đề trên trong bài viết dưới đây!

/upload/images/trung-dung-ts.jpgI. Thực trạng về hư hỏng tài sản trưng dụng hiện nay

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những yêu cầu đặt ra là phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về nhân lực, vật lực trong trường hợp xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các tình huống cấp thiết khác đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tính mạng, sức khoẻ của nhân dân, tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Trong những trường hợp đó, các quốc gia đều cho phép thực hiện trưng dụng tài sản của các tổ chức, cá nhân.

Hiện nay, việc trưng dụng tài sản không còn là khái niệm xa lạ đối với người dân. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh Cảnh sát giao thông tiến hành trưng dụng phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện trong tình huống cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra. Đây là một ví dụ đơn giản nhất về việc trưng dụng tài sản.

 Khi tiến hành trưng dụng tài sản thì yêu cầu hàng đầu là làm cho mục đích của nó vẫn được thực hiện nhưng giảm thiểu tối đa các thiệt hại cho các đối tượng có tài sản bị trưng dụng cũng như hạn chế sự lạm dụng từ phía cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành trưng dụng tài sản, vì lý do khách quan hay chủ quan nào đó, vẫn xảy ra tình trạng làm hư hỏng tài sản trưng dụng, gây thiệt hại cho người có tài sản. Chính vì vậy, pháp luật cũng có những quy định nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người. Người dân phản đối trưng dụng có thể bị bắt giữ. Khi trưng dụng sai, dân có quyền kiện và được bồi thường khi tài sản bị trưng dụng hư hỏng. Tất cả được quy định chi tiết tại "Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008". 

II. Hư hỏng tài sản trưng dụng được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại "Điều 23 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008", các tài sản thuộc đối tượng trưng dụng bao gồm:

+ Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác

Việc trưng dụng tài sản tuân theo các quy định tại Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.

/upload/images/hu-hong-tai-san-trung-dung.jpg

Hình ảnh minh họa hư hỏng tài sản trưng dụng

Như vậy, có thể hiểu, hư hỏng tài sản trưng dụng là hiện tượng các tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức hộ gia đình, cộng đồng dân cư không còn nguyên trạng thái ban đầu: có thể bị hỏng hóc, mất mát, hư hại,.... vì lý do chủ quan hay khách quan nào đó trong quá trình cơ quan nhà nước trưng dụng tài sản. Khi hoàn trả lại tài sản trưng dụng, tài sản đó bị mất, bị hư hỏng,... Trong trường hợp này, người có tài sản bị hư hỏng được bồi thường theo quy định của pháp luật. 

III. Quy định pháp luật về hư hỏng tài sản trưng dụng

"Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008" quy định chi tiết về việc bồi thường hư hỏng tài sản trưng dụng, về hình thức, trình tự giải quyết cũng như trách nhiệm bồi thường đối với người có tài sản hư hỏng như sau:

/upload/images/boi-thuong-hu-hong-tai-san-trung-dung.jpg

1. Bồi thường thiệt hại tài sản trưng dụng bị hư hỏng được thực hiện theo những hình thức nào?

Hình thức bồi thường thiệt hại đối với tài sản trưng dụng được quy định tại "khoản 1, khoản 2 Điều 36 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008"

- Đối với tài sản trưng dụng bị hư hỏng:

+ Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng sửa chữa, khôi phục lại tài sản và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;

+ Người có tài sản trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự sửa chữa, khôi phục lại tài sản.

Nếu tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại "Điều 35 của Luật Trưng mua, trưng dụng 2008".

2. Trình tự và thủ tục giải quyết hư hỏng tài sản trưng dụng

"Điều 34 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008" quy định về trình tự thủ tục giải quyết hư hỏng tài sản trưng dụng như sau:

- Mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do người quyết định trưng dụng tài sản thỏa thuận với người có tài sản trưng dụng theo nguyên tắc quy định tại các Điều 35, 36 và 37 của Luật này. 

- Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường; 

- Nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường.

- Trường hợp người có tài sản trưng dụng không nhận bồi thường thì được ghi vào biên bản hoàn trả tài sản.

- Trường hợp tài sản trưng dụng là tài sản nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị mất hoặc bị hư hỏng thì được bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để mua mới hoặc sửa chữa.

3. Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản hư hỏng gây ra do ai chi trả?

"Khoản 4, Điều 38 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008" quy định:

“Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản trưng dụng theo đúng quy định của Luật này. Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.”

Do vậy, kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản hư hỏng gây ra do Bộ tài chính, cơ quan tài chính địa phương chi trả trực tiếp cho người có tài sản trưng dụng.

IV. Giải đáp một số thắc mắc về hư hỏng tài sản trưng dụng

NPlaw xin giải đáp thắc mắc của quý đọc giả về quy định của pháp luật đối với hư hỏng tài sản trưng dụng như sau:

/upload/images/hu-hong-tai-san-trung-dung1.png

1. Người có tài sản trưng dụng bị hư hỏng có được bồi thường thiệt hại không?

Theo quy định tại "điểm b, khoản 1 Điều 34 Luật trưng mua, trưng dụng 2008" quy định, người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:

-  Tài sản trưng dụng bị mất;

- Tài sản trưng dụng bị hư hỏng;

- Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.

Như vậy, người có tài sản trưng dụng bị hư hỏng được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói phải được giao cho ai?

"Khoản 1 Điều 26 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008" quy định: “Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói. Khi quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản phải viết giấy xác nhận việc trưng dụng tài sản ngay tại thời điểm trưng dụng.”

Theo đó, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng bằng lời nói là người có thẩm quyền quyết định trưng dụng theo quy định tại Điều 24 Luật này, bao gồm:

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.

"Khoản 2 Điều 26 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008" quy định: “Chậm nhất là bốn mươi tám giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản một bản”.

Như vậy, quyết định trưng dụng bằng lời nói phải được xác nhận bằng văn bản và giao lại cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản.

3. Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng được thực hiện thế nào?

Việc bồi thường thiệt hại đối với tài sản trưng dụng được quy định tùy theo mức độ thiệt hại. "Điều 35, Điều 36  Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008" quy định về cách thức bồi thường thiệt hại do tài sản mất, bị hủy hoại, bị hỏng như sau:

- Đối với tài sản bị mất quy định tại Điều 36:

+ Trường hợp tài sản trưng dụng bị mất thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.

+ Mức bồi thường bằng tiền được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mức độ hao mòn với tài sản đã trưng dụng trên thị trường tại thời điểm thanh toán.

+ Trường hợp tài sản bị mất đã được mua bảo hiểm, đóng lệ phí trước bạ thì mức bồi thường bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm và lệ phí trước bạ.

- Đối với tài sản bị hư hỏng được quy định tại Điều 37:

+ Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng thì việc bồi thường được thực hiện theo một trong các hình thức:

  • Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng sửa chữa, khôi phục lại tài sản và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;
  • Người có tài sản trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự sửa chữa, khôi phục lại tài sản.

+ Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 35 của Luật này.

Theo đó, tiền bồi thường sẽ được chi trả một lần và trực tiếp cho người có tài sản bị thiệt hại theo quy định tại "Điều 38 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008".

4. Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả trong thời hạn bao lâu?

Thời hạn chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng gây ra được quy định tại "Điều 38 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008" như sau:

- Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản.

- Trường hợp không thể thanh toán kịp theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì lý do bất khả kháng thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho người có tài sản trưng dụng được biết trước khi kết thúc thời hạn thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, thời hạn bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra không quá 30 ngày kể từ ngày hoàn trả tài sản.Trường hợp không thể thanh toán kịp theo thời hạn vì lý do bất khả kháng thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá 30 ngày. 

5. Người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?

"Khoản 1 Điều 34 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008" quy định về các trường hợp người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại, bao gồm:

Người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

-  Tài sản trưng dụng bị mất;

- Tài sản trưng dụng bị hư hỏng;

- Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện liên quan đến hư hỏng tài sản trưng dụng

Trên đây là những nội dung mà NP Law chúng tôi cung cấp về vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng để khách hàng tham khảo. Nếu khách hàng cần hỗ trợ, tư vấn thì liên hệ với NP Law để được giải đáp những thắc mắc liên quan đến các vấn đề về tài sản trưng dụng bị hư hỏng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan