HƯỚNG DẪN CÁCH KIỂM TRA NHÀ ĐẤT

Việc mua nhà đất hiện nay luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó phần lớn đến từ các vấn đề về pháp lý như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp hay đất có nằm trong quy hoạch,… hay các điều khoản trong hợp đồng mua bán giữa bên bán và bên mua. Để tránh xảy ra sai sót cũng như hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý thì việc kiểm tra pháp lý nhà đất luôn cần thiết khi người mua quyết định bất kỳ giao dịch Bất động sản nào. Theo đó, NPLaw sẽ gửi đến Quý khách hàng về cách kiểm tra nhà đất thông qua bài viết dưới đây.

I. Tìm hiểu về cách kiểm tra nhà đất hiện nay

1. Kiểm tra nhà đất được hiểu như thế nào?

Kiểm tra nhà đất được hiểu là tra cứu thông tin pháp lý về nhà đất, bao gồm

Kiểm tra nhà đất được hiểu như thế nào?

 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của người bán/người chuyển nhượng.

- Nhà đất định mua có thuộc diện đất quy hoạch hoặc dự án nào hay không

2. Vì sao phải kiểm tra nhà đất?

Thực hiện kiểm tra nhà đất nhằm tránh các rủi ro trong tương lai. Chẳng hạn nếu mục đích mua đất xác định là để sinh sống ổn định lâu dài mà thấy đất này đang nằm trong quy hoạch làm đường giao thông, hay những loại quy hoạch khác không được xây dựng nhà ở thì không nên mua để tránh bị thu hồi trong quá trình sử dụng.

II. Các cách để kiểm tra nhà đất hiện nay

Sau đây là các cách để kiểm tra nhà đất:

Cách 1: Liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất hoặc công chức địa chính xã phường thị trấn nơi có đất

Cách 2: Tìm hiểu thông tin thông qua những người dân xung quanh hoặc chủ sở hữu, người sử dụng đất của thừa đất liền kề.

Cách 3: Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự

Các cách để kiểm tra nhà đất hiện nay

 

Cách 4: Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.

III. Quy định của pháp luật về kiểm tra nhà đất

Căn cứ theo Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Có 4 cách kiểm tra nhà đất để không bị dính quy hoạch:

Cách kiểm tra nhà đất để không bị dính quy hoạch

 

Cách 1: Xem quy hoạch sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất liên quan đến quy hoạch sử dụng đất đó.

Cách 2: Xem quy hoạch sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Cách 3: Xem quy hoạch sử dụng đất thông qua cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Cách 4: Xem quy hoạch sử dụng đất bằng cách gửi yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai. Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Người dân có nhu cầu xem thông tin quy hoạch sử dụng đất nộp phiếu yêu cầu theo mẫu đến Văn phòng đăng ký đất đai theo các hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai;

+ Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

+ Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận, xử lý. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho người dân biết.

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu.

Lưu ý: Việc yêu cầu cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không mất phí.

IV. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến cách kiểm tra nhà đất

Bạn có thể kiểm tra tính pháp lý của nhà đất bằng cách:

Cách 1: Đề nghị bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận. Theo điểm a Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở khi có Giấy chứng nhận. Sau khi nhận được Giấy chứng nhận có thể tự mình kiểm tra các thông tin về nhà đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận.

Cách 2: Kiểm tra thời hạn sử dụng đất. Căn cứ khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thời hạn sử dụng đất được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận như sau:

– Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.

– Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”.

– Thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.

Như vậy, căn cứ vào trang 2 của Giấy chứng nhận thì sẽ biết được đất còn thời hạn sử dụng hay không.

Cách 3: Kiểm tra đất thuộc quy hoạch, thế chấp, tranh chấp. Để biết nhà đất có thuộc quy hoạch, thế chấp hoặc tranh chấp hay không thì có một số cách kiểm tra như sau:

– Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã.

– Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện biết đất có thuộc quy hoạch hay không?

– Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để có thêm thông tin.

– Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai

Theo quy định của pháp luật thì những trường hợp không được cung cấp dữ liệu gồm: 

- Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.

- Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.

- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.

- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

3. Thủ tục xin thông tin đất đai

Theo quy định của Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, trình tự thực hiện thủ tục  xin thông tin đất đai như sau:

Bước 1: Người dân có nhu cầu xem thông tin quy hoạch sử dụng đất nộp phiếu yêu cầu theo mẫu đến Văn phòng đăng ký đất đai theo các hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai;

+ Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

+ Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận, xử lý. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho người dân biết.

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu.

Trong thời đại công nghệ số phát triển, ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch ngày càng phổ biến. Biết cách tra cứu quy hoạch đất trên điện thoại sẽ rất hữu ích nếu bạn muốn tra cứu thông tin quy hoạch mọi lúc mọi nơi.

Kiểm tra nhà đất trên ứng dụng điện thoại có chính xác không?Các tỉnh đều xây dựng ứng dụng tra cứu riêng biệt của từng tỉnh. Tuy nhiên, sẽ có bất cập trong kiểm tra nhà đất nếu các tỉnh không thường xuyên cập nhật thông tin trên ứng dụng điện thoại

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục kiểm tra nhà đất

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về cách kiểm tra nhà đất mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan