HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN

Thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu trong xu hướng nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.

Để hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến thủ tục bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam (hay nói theo đúng quy định của pháp luật là thủ tục đăng ký nhãn hiệu), công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) xin được tiếp cận theo tiêu đề “Đăng ký thương hiệu độc quyền” như trên thực tế rất nhiều người vẫn hay tiếp cận với cách gọi thân quen này.

I. Đăng ký thương hiệu độc quyền là gì?

Thông thường Quý khách hay tìm hiểu về đăng ký thương hiệu độc quyền nhưng tên đúng của thủ tục này là đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là một thủ tục hành chính nhằm xác lập, bảo vệ quyền sử dụng độc quyền cho chủ sở hữu nhãn hiệu bằng cách: chủ sở hữu thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Đây là biện pháp duy nhất để giúp chủ sở hữu khẳng định chủ quyền nhãn hiệu và tránh mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Để có thể đăng ký thành công nhãn hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần lưu ý các điều kiện quan trọng dưới đây: 

  • Nhãn hiệu dự định yêu cầu bảo hộ không vi phạm điều cấm của luật (theo Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ 2005) và phải có khả năng phân biệt (theo Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005). Đây được xem là bước tiên quyết trước khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. 
  • Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải đầy đủ và đúng theo quy định pháp luật. Đặc biệt tờ khai đăng ký nhãn hiệu là một trong những tài liệu bắt buộc cần phải có và đảm bảo chính xác theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ. 

Điều kiện đăng ký thương hiệu độc quyền.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cơ bản bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  1. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản);

  2. 06 mẫu nhãn hiệu;

Ngoài ra, đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, hồ sơ cần có thêm cái tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận chất lượng sản phẩm/chứng nhận nguồn gốc địa lý, nhãn hiệu tập thể dùng có sản phẩm có tính chất đặc thù;
  • Bản đồ xác định lãnh thổ đối với nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, nhãn hiệu tập thể gắn với địa danh;
  • Văn bản đồng ý của UBND cấp tỉnh đối với nhãn hiệu tập thể gắn với địa danh.

Lưu ý: Trường hợp đơn đăng ký nộp thông qua đại diện sở hữu trí tuệ, hồ sơ phải kèm theo Giấy ủy quyền.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền thường được thực hiện theo các bước sau: 

  • Bước 1: Xác định nhãn hiệu và nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký.
  • Bước 2: Tra cứu nhằm đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu. 
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ. 
  • Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký theo một trong các hình thức online, trực tiếp, bưu điện. 
  • Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin http://dvctt.noip.gov.vn/ và tạo tài khoản đăng ký.
  • Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản đã đăng ký.
  • Bước 3: Nhập thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu vào các trường theo yêu cầu. Người nộp đơn đính kèm các tài liệu bằng cách nhấn nút “Đính kèm” sau đó tải chọn tệp đính kèm lên hệ thống.
  • Bước 4: Ký số điện tử hồ sơ và nộp hồ sơ đến cục SHTT.
  • Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản).

Hướng dẫn đăng ký thương hiệu độc quyền online

Ưu điểm của việc tự tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó là tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thủ tục tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục đặc trưng về vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

Với các quyết định của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến đơn đăng ký, cách tra cứu sơ bộ, tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu cũng như cách soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, những việc này nếu khách hàng tự thực hiện thì không hề dễ dàng, mất nhiều thời gian công sức, tỷ lệ thành công không cao.

Cơ quan có thẩm quyền:Cục Sở hữu trí tuệ.

Mọi người có thể đến trực tiếp địa chỉ của cục ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để nộp hồ sơ hoặc nếu khoảng cách quá xa quý khách hàng có thể gửi qua đường bưu điện.

  • Trụ sở Cục SHTT tại Hà Nội: Số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành p hố Đà Nẵng.

Chi phí đăng ký được chia theo từng giai đoạn trong quá trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền, bao gồm các khoản chi phí sau:

  • Chi phí cho việc tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký. Lưu ý: Chi phí cho việc tra cứu khả năng đăng ký là không bắt buộc. Tuy nhiên, quý khách hàng vẫn nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi chính thức nộp đơn.
  • Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký thương hiệu
  • Chi phí cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Ngoài ra, trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, một số trường hợp khách hàng sẽ phải chi trả thêm 1 số khoản tiền do việc sai sót trong quá trình soạn thảo đơn đăng ký như phân nhóm sản phẩm, dịch vụ sai, thiếu thông tin,... 

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ nộp đơn đăng ký, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm chi phí dịch vụ cho đơn vị nộp đơn đăng ký.

Bất kỳ chủ sở hữu nhãn hiệu nào đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể là cá nhân (tên và địa chỉ đầy đủ từ số nhà, phố, phường, quận / huyện, quốc gia), nhiều cá nhân (đồng chủ sở hữu) hoặc pháp nhân (công ty, tổ chức được thành lập hợp pháp), nhiều pháp nhân (đồng chủ sở hữu);

Các cá nhân / pháp nhân đề cập ở trên có thể có quốc tịch Việt Nam và nước ngoài, không giới hạn quốc gia nào;

Đăng ký thương hiệu độc quyền giá bao nhiêu?

Nếu cá nhân / pháp nhân có quốc tịch Việt Nam thì có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp với trụ sở hoặc chi nhánh của Cục SHTT. Nếu cá nhân/pháp nhân có quốc tịch nước ngoài thì không được nộp đơn trực tiếp với Cục SHTT mà phải uỷ quyền cho 01 tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp thay mặt mình làm việc với Cục SHTT.

Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Khi nói đến thương hiệụ, khách hàng thường liên tưởng ngay đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ, hiệu quả, lợi ích của khách hàng, đến cách ứng xử của đơn vị/ tổ chức/ doanh nghiệp. 

Hiện nay các doanh nghiệp đều đang đầu tư xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm: nhãn hiệu, logo, bao bì, sản phẩm, catalog,…Tuy thuật ngữ thương hiệu được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh, thương mại nhưng đây không phải là một thuật ngữ pháp lý. Thay vào đó, pháp luật công nhận và bảo hộ thuật ngữ “nhãn hiệu”. 

Trên đây là bài viết về Đăng ký thương hiệu độc quyền. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện một cách chuyên nghiệp liên quan đến:

  • Đầu tư trong và ngoài nước;
  • Doanh nghiệp;
  • Bất động sản;
  • Sở hữu trí tuệ;
  • Lao động;
  • Tư vấn soạn thảo, đàm phán thương lượng và hỗ trợ ký kết các Hợp đồng thương mại, Hợp đồng dịch vụ trong và nước ngoài;
  • Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con,..

Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, chúng tôi có đủ năng lực để tư vấn và hỗ trợ khách hàng thực hiện những thủ tục này.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan