Hướng dẫn mở trung tâm tiếng trung nhanh chóng, hiệu quả

Hiện nay thứ tiếng được nhiều người Việt học nhất vẫn là tiếng Trung. Vì vậy, chúng tôi nhận được nhiều các yêu cầu hướng dẫn mở trung tâm tiếng trung nhanh chóng, hiệu quả từ khách hàng. Tại bài viết này NPLaw xin được tư vấn cho quý khách hàng như sau

1. Các đối tượng có quyền mở trung tâm tiếng Trung

Trước khi thành lập trung tâm ngoại ngữ các bạn cần xác định mình có thuộc một trong các đối tượng được pháp luật cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ Tiếng Trung không. Theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT quy định trung tâm ngoại ngữ là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: 

  • Trung tâm ngoại ngữ do Nhà nước đầu tư thành lập;
  • Trung tâm ngoại ngữ tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập;
  • Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập.                                                                                              

Tại bài viết này chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về trung tâm ngoại ngữ Tiếng Trung do cá nhân (có đủ năng lực hành vi dân sự), tổ chức trong, ngoài nước (được thành lập hợp pháp theo pháp luật) thành lập.

2. Điều kiện mở trung tâm tiếng Trung theo quy định pháp luật

Nếu có ý định mở trung tâm tiếng Trung phù hợp với quy định pháp luật thì trước tiên bạn phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

2.1. Điều kiện về nhân sự 

Trung tâm tiếng Trung phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng các điều kiện quy định tại thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT cụ thể:

Đối với Giám đốc trung tâm ngoại ngữ - Trung tâm tiếng Trung:

Vì là người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức, bộ máy và chịu trách trước pháp luật về mọi hoạt động của trung tâm nên giám đốc trung tâm phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT như sau:

  • Có nhân thân tốt;
  • Có năng lực quản lý;
  • Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tốt thiểu từ HSK 3 trở lên;
  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.               

Đối với giáo viên của trung tâm tiếng Trung:

Căn cứ khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều 18 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT Giáo viên của trung tâm là người trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy cho học viên, đối với các trung tâm do tổ chức, cá nhân tự mở sẽ gồm: giáo viên là người Việt, giáo viên là người bản ngữ, người nước ngoài đáp ứng các điều kiện: 

Giáo viên là người Việt: có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ (có học tiếng Trung) trở lên hoặc có bằng cao đẳng ngoại ngữ (có học tiếng Trung) trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

  • Giáo viên là người bản ngữ dạy tiếng Trung: có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ là tiếng Trung.
  • Giáo viên là người nước ngoài đủ điều kiện dạy tiếng Trung khi: có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên (có học Tiếng Trung) hoặc có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ Tiếng Trung hoặc có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên tương ứng với trình độ HSK 5 và chứng chỉ đào tạo dạy tiếng Trung.

2.2. Điều kiện về cơ sở vật chất

Căn cứ điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì Trung tâm ngoại ngữ dạy tiếng Trung phải có cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu của người học, quy mô hoạt động của trung tâm dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo;
  • Có phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo;
  • Phòng học đủ ánh sáng độ ánh sáng lớn hơn 300 Lux, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học;
  • Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
  • Có thư viện, cơ sở thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo. 

3. Hướng dẫn thủ tục đăng ký mở trung tâm tiếng trung

Căn cứ khoản 20 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 46/2017/NĐ-CP thủ tục đăng ký mở trung tâm Tiếng Trung được thực hiện theo các bước dưới đây:

 Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ;
  • Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung: tên trung tâm; địa điểm đặt trung tâm; sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm; sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
  • Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ.

Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị theo quy định đến Sở giáo dục và Đào tạo tại tỉnh muốn mở trung tâm ngoại ngữ. (sau đây gọi là cơ quan có thẩm quyền)                                                                              

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ Tiếng Trung trong thời gian 10 ngày làm việc.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ Tiếng Trung. Nếu chưa quyết định cho phép thành lập thì phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

4. Những vấn đề thường gặp khi mở trung tâm tiếng trung

Trong quá NPLaw trình tư vấn khách hàng, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi, vấn đề thường gặp khi mở trung tâm tiếng Trung, các thắc mắc này được chúng tôi tổng hợp và trả lời dưới đây:

4.1. Người đại diện có nhất thiết phải là chủ trung tâm hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định “giám đốc trung tâm ngoại ngữ là người trực tiếp quản lý, Điều hành tổ chức, bộ máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm.” Như vậy có thể thấy đối với trung tâm ngoại ngữ thì giám đốc trung tâm là người đại diện của trung tâm.

Và tại khoản 3 Điều này quy định giám đốc trung tâm sẽ do cấp có thẩm quyền thành lập trung tâm bổ nhiệm, nhiệm kỳ 05 năm một lần.

Từ đó có thể khẳng định giám đốc trung tâm hay người đại diện trung tâm không nhất thiết phải là chủ/người thành lập trung tâm ngoại ngữ.

4.2. Nếu chỉ dạy online thì có cần xin giấy phép mở trung tâm tiếng Trung không?

Hiện nay hình thức học tập rất đa dạng, tùy nhu cầu người học có thể đến trực tiếp trung tâm hoặc hoặc online tại nhà. Nhưng dù là dạy và học dưới hình thức nào thì vẫn được hiểu là thực hiện hoạt động dạy học ngoại ngữ. Do đó, theo quy định pháp luật để dạy ngoại ngữ (tiếng Trung) vẫn cần phải mở trung tâm ngoại ngữ Tiếng Trung.

4.3. Vì sao nên cần mở trung tâm tiếng trung trong giai đoạn hiện nay?

Thời kỳ hội nhập quốc tế rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư hoạt động tại Việt Nam do đó mọi người để có được 1 công việc với mức lương lý tưởng thường học thêm tiếng tại các Trung tâm ngoại ngữ. Tiếng Trung hiện tại vẫn là thứ tiếng được nhiều người Việt ưu tiên lựa chọn học vì dễ nói, tương đồng văn hóa và số lượng công ty Trung Quốc tại Việt Nam chiếm số lượng lớn. Do đó, việc mở trung tâm ngoại ngữ đào tạo, dạy tiếng Trung giai đoạn này là cần thiết, hiệu quả và phù hợp xu hướng, nhu cầu thị trường.

4.4. Địa chỉ công ty uy tín tư vấn giấy phép mở trung tâm tiếng trung?

Nếu bạn muốn tìm và sử dụng dịch vụ hỗ trợ mở trung tâm tiếng Trung hãy tham khảo NPLaw, chúng tôi cam kết: tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục thành lập tiếng Trung; soạn thảo hồ sơ đầy đủ, chính xác để thực hiện thủ tục mở; đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình xin giấy phép mở trung tâm tiếng Trung (nộp, giải quyết, nhận kết quả).


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan