Hướng dẫn soạn thảo đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một tài liệu pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân hoặc tổ chức bị xâm phạm bởi hành vi lừa đảo. Trong bối cảnh hiện nay, khi các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và phức tạp, việc hiểu rõ về quy trình viết đơn tố cáo lừa đảo là rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được những điểm cơ bản và quan trọng trong việc lập đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ đó giúp bạn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước pháp luật.

I. Khái niệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người dùng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thường bao gồm hai yếu tố chính:

  1. Hành vi gian dối: Người phạm tội đưa ra thông tin sai lệch, giả mạo, nhằm làm cho người bị hại tin và chuyển giao tài sản một cách tự nguyện.

  2. Chiếm đoạt tài sản: Sau khi người bị hại tin tưởng và thực hiện hành động chuyển giao tài sản, người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản đó.

Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản lẫn tinh thần của nạn nhân. Ở Việt Nam, các hành vi này thường được xử lý nghiêm khắc theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

II. Quy định pháp luật về đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là công cụ để người dân có thể báo cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà họ là nạn nhân hoặc đã nhận biết. Trong đơn, người tố cáo cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, mô tả chi tiết sự việc, kèm theo các bằng chứng liên quan và yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản cần có những nội dung gì?

Để đảm bảo tính đầy đủ và hợp pháp của một đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn cần bao gồm những nội dung sau:

2.1. Thông tin của cơ quan nhận đơn

  • Cơ quan cảnh sát điều tra: Công an quận/huyện...
  • Viện kiểm sát nhân dân: Quận/huyện...

2.2. Thông tin của người tố cáo

  • Họ và tên
  • Sinh ngày
  • Chứng minh nhân dân Số, ngày cấp, nơi cấp
  • Hộ khẩu thường trú
  • Chỗ ở hiện tại

2.3. Thông tin của người bị tố cáo

  • Họ và tên
  • Sinh ngày
  • Chứng minh nhân dân Số, ngày cấp, nơi cấp
  • Hộ khẩu thường trú
  • Chỗ ở hiện tại

2.4. Nội dung tố cáo

  • Mô tả chi tiết hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Ghi rõ số tiền bị lừa đảo, cách thức, thời gian và địa điểm xảy ra sự việc.
  • Chi tiết dấu hiệu gian dối: Nêu cụ thể những thủ đoạn và hành vi của người bị tố cáo.

2.5. Yêu cầu của người tố cáo

  • Yêu cầu cơ quan chức năng xem xét và khởi tố vụ án điều tra.
  • Yêu cầu hoàn trả tài sản bị chiếm đoạt.

2.6. Căn cứ pháp lý

  • Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015: Trích dẫn nội dung điều luật áp dụng cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2.7. Cam kết

  • Xác nhận toàn bộ nội dung đã trình bày là đúng sự thật.
  • Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã trình bày

3. Thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo khoản 2, Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: 

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; 

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

4. Trình tự và thời hạn giải quyết đơn tố cáo cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Tố cáo 2018 quy định trình tự giải quyết tố cáo như sau:

4.1. Thụ lý tố cáo. 

4.2. Xác minh nội dung tố cáo. 

4.3. Kết luận nội dung tố cáo. 

4.4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Và căn cứ tại Điều 30 của Luật Tố cáo năm 2018, quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như sau:

  1. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý.

  2. Với vụ việc phức tạp, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.

  3. Với vụ việc đặc biệt phức tạp, có thể gia hạn hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

  4. Quyết định gia hạn phải được lập thành văn bản và thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo, cùng các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

  5. Chính phủ sẽ quy định chi tiết về Điều này.

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý và có thể gia hạn

III. Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

….., ngày......, tháng......, năm 20.....

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông/bà ...........)

‎ Kính gửi:

- Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an quận/ huyện ..........

- Viện kiểm sát nhân dân quận/ huyện...........

Họ và tên:................................. Sinh ngày:...............

Chứng minh nhân dân số:.........................................

Ngày cấp: ................... Nơi cấp:...........................................

Hộ khẩu thường trú:..............................................................

Chỗ ở hiện tại:.......................................................................

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Ông/bà:.....(tên người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản).......................... Sinh ngày:.................................

Chứng minh nhân dân số:.....................................

Ngày cấp: ................................ Nơi cấp:........................

Hộ khẩu thường trú:..................................

Chỗ ở hiện tại:..........................................

Vì ông/bà....................đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là......(ghi tổng số tiền bị lừa đảo)...... Sự việc cụ thể như sau:

..................................................................................................

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông/bà .................. đã dùng thủ đoạn gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là........................

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, tôi cho rằng hành vi của ông/bà ....................... có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015:

'Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm...'

Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo ông/bà............................ Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà.............. về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Buộc ông/bà........................ phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều đã trình bày ở trên.

Kính mong được Quý cơ quan xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

Người tố cáo

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

IV. Một số câu hỏi về đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?

Theo khoản 3, Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố “Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm”. Như vậy có thể tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người kia với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức khác.

2. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao lâu?

Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn giải quyết đơn tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày. 

3. Có nên tải đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng không?

Việc tải mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và cung cấp nội dung chính xác. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì có một số mẫu không đúng hoặc đã quá cũ. Để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả, bạn nên chọn những trang web uy tín. Một ví dụ tiêu biểu là NPLAW, một công ty luật đáng tin cậy.

4. Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản viết tay có được không?

Có, đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể viết bằng tay thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói căn cứ tại khoản 4, Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Lưu ý rằng nếu viết tay thì phải viết đầy đủ thông tin như sau: Thông tin cá nhân của người tố cáo, người bị tố cáo; Nội dung tố cáo; Chứng cứ kèm theo và yêu cầu của người tố cáo.

V. Luật sư tư vấn về đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trên đây là nội dung bài viết về Hướng dẫn soạn thảo đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến chiếm đoạt tài sản hay các vấn  đề khác thì vui lòng liên hệ đến NPLAW, để được chúng tôi tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan