Dịch vụ thanh toán là hoạt động cung cấp phương tiện và thực hiện các giao dịch thanh toán như thanh toán séc, chuyển tiền, nhờ thu, chi hộ và các dịch vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đây là công cụ quan trọng để giải quyết các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các quan hệ xã hội và kinh doanh.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán ngày càng tăng do sự phát triển của nền kinh tế, yêu cầu giao dịch nhanh chóng, an toàn và giá trị các khoản thanh toán lớn. Dịch vụ thanh toán không chỉ giúp giảm rủi ro liên quan đến tiền mặt mà còn đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong các giao dịch kinh tế.
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức khác được cấp phép. Các tổ chức này phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về điều kiện kinh doanh, vốn pháp định và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ví dụ : NAPAS, VNPAY, ShopeePay,...
Pháp luật quy định các dịch vụ thanh toán qua tài khoản bao gồm cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện các lệnh chi, chuyển tiền và các dịch vụ liên quan. Chủ tài khoản cần tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài khoản, đồng thời đảm bảo có đủ tiền trong tài khoản để thực hiện các giao dịch.
Các dịch vụ này bao gồm cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, hỗ trợ dịch vụ thanh toán và các hoạt động trung gian thanh toán khác. Tổ chức cung ứng cần đáp ứng điều kiện về giấy phép kinh doanh, vốn pháp định và hệ thống kỹ thuật đảm bảo an toàn giao dịch.
Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP nghiêm cấm các hành vi gian lận, tiết lộ thông tin trái phép, chuyển nhượng dịch vụ bất hợp pháp và các hành vi vi phạm khác để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong giao dịch.
Theo Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng các dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Căn cứ Điều 16 Thông tư 15/2024/TT-NHNN, tổ chức sử dụng dịch vụ thanh toán từ ngày 01/7/2024 có các quyền như sau:
- Được lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; được quyền yêu cầu và nhận thông báo, hướng dẫn và cảnh báo từ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để nhận biết và phòng tránh rủi ro khi sử dụng dịch vụ thanh toán.
- Được thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về việc thực hiện các dịch vụ thanh toán theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Được khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình bồi thường thiệt hại khi: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận, không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không khớp đúng với lệnh thanh toán, thu phí dịch vụ thanh toán không đúng loại phí hoặc mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã công bố và các vi phạm khác trong thỏa thuận.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo Điều 21 Thông tư 15/2024/TT-NHNN, đơn vị chấp nhận thanh toán (ĐVCNTT) có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. ĐVCNTT phải niêm yết công khai thông báo về việc không được phân biệt giá hoặc thu thêm tiền, phụ phí đối với các giao dịch thanh toán bằng phương tiện không dùng tiền mặt so với thanh toán bằng tiền mặt; đồng thời, phải hoàn trả lại hoặc thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để hoàn trả cho khách hàng số tiền chênh lệch hoặc phụ phí đã thu trái quy định. Ngoài ra, ĐVCNTT có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tra soát, khiếu nại các giao dịch có sai sót hoặc nghi ngờ sai sót. ĐVCNTT cũng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát các thiết bị, công cụ chấp nhận thanh toán như POS, mPOS, hoặc mã QR tại điểm giao dịch để tránh việc sử dụng sai mục đích hoặc các rủi ro liên quan, đặc biệt là các trường hợp bị dán đè mã QR không hợp lệ, nhằm đảm bảo an toàn cho giao dịch và chịu trách nhiệm với thiệt hại nếu xảy ra.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề dịch vụ thanh toán. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn