Kháng cáo là gì? Quy định về kháng cáo, thời hạn kháng cáo?

Pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính đều quy định việc xét xử được diễn ra với hai cấp xét xử, bao gồm sơ thẩm và phúc thẩm. Và cấp xét xử phúc thẩm không được đặt ra đối với tất cả các vụ án, vụ việc mà chỉ áp dụng khi có đơn kháng cáo của người có quyền kháng cáo. Tuy nhiên không phải tất cả các đương sự đều nắm rõ được các quy định của pháp luật về kháng cáo dẫn đến quyền lợi của bản thân chưa được đảm bảo hay có khi là chịu án oan. Vậy hãy cùng NPLaw tìm hiểu về kháng cáo qua bài viết dưới đây.

I. Kháng cáo là gì

Kháng cáo là một trong những cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, hình sự hoặc hành chính, nhưng trước hết kháng cáo là quyền tố tụng quan trọng, được pháp luật tố tụng ghi nhận và bảo đảm thực hiện để những chủ thể có quyền kháng cáo được thể hiện sự không đồng tình của mình đối với phán quyết của Tòa án trong bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. 

II. Phân biệt kháng cáo và kháng nghị

Tiêu chí

Kháng cáo

Kháng nghị

Khái niệm

Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.

Hình thức

Kháng cáo lên tòa phúc thẩm

03 hình thức kháng nghị: phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Chủ thể thực hiện

–  Đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự

– Người bào chữa của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất .

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

– Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

– Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp.

– Đối với Giám đốc thẩm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, cấp cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; cấp cao; Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.

– Đối với Tái thẩm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cấp cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

-Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

– Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

– Trường hợp quá hạn thì phải do Hội đồng 3 thẩm phán xem xét

 

– Kháng nghị bản án sơ thẩm: thời hạn kể từ ngày tuyên án đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày và 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

– Kháng nghị quyết định sơ thẩm:

kể từ ngày tòa án ra quyết định:

+ Viện Kiểm sát cùng cấp: 07 ngày

+ Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp: 15 ngày đối với vụ án hình sự; 10 ngày đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và hành chính.

III. Quy định về kháng cáo

1. Người có quyền kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm

Theo Điều 271 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những chủ thể sau có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm:

  • Đương sự;
  • Người đại diện hợp pháp của đương sự;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện

2. Người có quyền kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm

Theo Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, những chủ thể sau có quyền kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm;

  • Bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo, bị hại.
  • Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

3. Người có quyền kháng cáo bản án hành chính sơ thẩm

Theo Điều 204 Luật Tố tụng Hành chính 2015, những chủ thể sau có quyền kháng cáo bản án hành chính của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm:

  • Đương sự.
  • Người đại diện hợp pháp của đương sự.

IV. Thời hạn kháng cáo

1. Thời hạn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

  • Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

(Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

2. Thời hạn kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
  • Ngày kháng cáo được xác định như sau:
    • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
    • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
    • Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

(Điều 333 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

3. Thời hạn kháng cáo bản án hành chính sơ thẩm

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án.

  • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giữ hoặc bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày làm đơn kháng cáo theo xác nhận của người có thẩm quyền của nhà tạm giữ, trại tạm giam.

(Điều 206 Luật Tố tụng hành chính 2015)

V. Các câu hỏi thường gặp về kháng cáo

1. Được kháng cáo mấy lần

Theo quy định của pháp luật, một vụ án được xét xử qua hai cấp (2 lần): sơ thẩm và phúc thẩm. Sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm. Vì vậy chỉ có thể kháng cáo một (01) lần.

2. Kháng cáo có được giảm án không

Việc kháng cáo được thực hiện với mong muốn của người có quyền kháng cáo là được giảm mức án và hình phạt. Tuy nhiên không có gì có thể đảm bảo kết quả xét xử của phiên tòa phúc thẩm có được giảm án hay không, vì việc giải quyết kết quả vụ án vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau quá trình điều tra, tìm hiểu chứng cứ. Có một số vụ án, kháng cáo đã được giảm mức án, tuy nhiên đa số vụ án kháng cáo vẫn giữ y án. Vì vậy, việc kháng cáo có được giảm án hay không tuỳ thuộc vào sự thật của vụ án và chứng cứ xác đáng được cung cấp.

3. Luật sư có được quyền kháng cáo cho đương sự của mình không

Luật sư được quyền kháng cáo cho đương sự trong một số trường hợp. Cụ thể tại khoản 5 Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ”. 

4. Toà án bác đơn kháng cáo của luật sư có đúng luật không

  • Đối với vụ án dân sự thì kháng cáo không thuộc thẩm quyền của luật sư. Vì vậy Toà án có quyền trả lại đơn kháng cáo theo điểm a khoản 4 Điều 274 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 với lý do: “Người kháng cáo không có quyền kháng cáo”
  • Đối với vụ án hình sự thì trong trường hợp luật sư kháng cáo cho đương sự người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà đơn kháng cáo quá hạn nhưng không có lý do chính đáng thì toà án có quyền không chấp nhận đơn kháng cáo của luật sư. (Theo Điều 335 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2017).

Trên đây là toàn bộ bài viết về Kháng cáo. Hi vọng thông qua bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. NPLaw là một hãng luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện liên quan đến: Đầu tư kinh doanh; Doanh nghiệp; Bất động sản; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn soạn thảo, đàm phán và hỗ trợ ký kết các Thỏa thuận/Hợp đồng thương mại trong ngoài nước; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con… Vì vậy quý khách hàng có bất kỳ vấn đề nào về pháp lý hãy đến ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp