Ly hôn là kết quả không ai mong muốn trong một cuộc hôn nhân, nhưng đôi khi đó lại là giải pháp tốt nhất để giải thoát cho cả hai khỏi một mối quan hệ không còn hạnh phúc. Vậy nếu mong muốn ly hôn chỉ xuất phát từ một bên, trong khi bên còn không đồng ý thì phải làm thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
Đây là một trong hai hình thức ly hôn được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một trong hai vợ chồng hoặc theo yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên theo quy định của pháp luật để chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Ngoài hình thức thuận tình ly hôn, pháp luật Việt Nam còn thừa nhận ly hôn theo yêu cầu một bên. Như vậy, vợ hoặc chồng có quyền đơn phương yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân mà không cần sự đồng ý của bên còn lại trong các trường hợp được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Quy định này không chỉ giúp bảo vệ quyền tự do cá nhân, mà còn góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình, thể hiện tính nhân văn và công bằng trong quan hệ hôn nhân.
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Tòa án giải quyết cho ly hôn theo yêu cầu của một bên dựa vào 1 trong 03 căn cứ sau:
Trong trường hợp này, quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với một người là căn cứ để Tòa giải quyết cho ly hôn khi có yêu cầu ly hôn từ vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích.
Theo Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015, một người bị tuyên bố mất tích khi người đó đã biệt tích từ 02 năm liền trở lên kể từ ngày có tin tức cuối cùng về họ, mặc dù người thân đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết
Đây là trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; đồng thời họ là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ, khi đó cha, mẹ, người thân thích khác của họ yêu cầu Tòa án cho ly hôn theo yêu cầu của một bên thì Tòa sẽ xem xét và giải quyết cho ly hôn.
Tóm lại, khi có một trong ba căn cứ trên thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn theo yêu cầu của một bên. Việc pháp luật đưa ra quy định này nhằm tạo điều kiện cho cá nhân thoát khỏi mối quan hệ hôn nhân không lành mạnh, gây tổn hại đến quyền lợi chính đáng của họ.
1. Điều kiện ly hôn theo yêu cầu một bên
Căn cứ vào Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, điều kiện ly hôn theo yêu cầu một bên bao gồm:
Như vậy, nếu đáp ứng được một trong các điều kiện trên thì người còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên mà không cần sự đồng ý của bên kia.
Theo Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Như vậy, những người có quyền yêu cầu ly hôn bao gồm vợ, chồng hoặc cha, mẹ, người thân thích khác của vợ (chồng) bị mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, người chồng sẽ bị hạn chế quyền ly hôn theo yêu cầu một bên trong một số trường hợp pháp luật quy định
2. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo yêu cầu một bên
Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo yêu cầu của một bên phải dựa trên các nguyên tắc sau:
“Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.” ;
Tài sản chung khi ly hôn được chia như thế nào?
Theo Điều 51 và Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, pháp luật Việt Nam không hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng khi người còn lại đang chấp hành án phạt tù.
Chồng đang chấp hành án phạt tù thì có được ly hôn không?
Như vậy, người vợ vẫn có quyền khởi kiện ly hôn theo yêu cầu một bên trong lúc người chồng đang chấp hành án phạt tù.
Cụ thể, khi người vợ khởi kiện ly hôn theo yêu cầu của mình mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn mà không cần sự đồng ý của người chồng nếu có căn cứ về việc chồng chị có hành vi bạo lực gia đình làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Vợ đang mang thai có được yêu cầu ly hôn?
Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong giai đoạn người vợ đang mang thai chứ không hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người vợ. Vậy nên, trong giai đoạn vợ mang thai thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn nhưng người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn.
Trên đây là một số thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề ly hôn theo yêu cầu một bên. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn