Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Hình sự 2015, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề này.
I. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là gì?
Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là trường hợp người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù, nhưng vì một trong những lý do nào đó mà người phạm tội được xin tạm ngừng chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định. Như vậy, tạm đình chấp hành hình phạt tù được là một chế định thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội, thể hiện sự khoan hồng, dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con người. Để tránh hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau như tòa án, chính quyền, cơ quan thi hành án hình sự.
II. Đối tượng được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù bao gồm:
- Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

- Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
Như vậy, người đang chấp hành hình phạt tù nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì được tạm đình chấp hành hình phạt tù.
III. Điều kiện tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2013/ TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15-5-2013, hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân, quy định điều kiện được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân như sau:
- Phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, do đó, cần thiết phải cho họ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để có điều kiện chữa bệnh, trừ người không có thân nhân hoặc không có nơi cư trú rõ ràng.
- Người bị bệnh nặng quy định tại khoản này là người mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng;
- Nữ phạm nhân có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, nếu họ bị xử phạt tù lần đầu và có nơi cư trú rõ ràng;
- Phạm nhân là người lao động có thu nhập duy nhất trong gia đình, nếu họ tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt (không có nguồn thu nhập nào khác, không có ai chăm sóc, nuôi dưỡng những người thân thích là người già, trẻ em hoặc những người khác không có khả năng lao động trong gia đình họ), trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
- Phạm nhân bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng và do nhu cầu công vụ, cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định
- Phạm nhân thuộc các trường hợp đã quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 4 Thông tư này, nếu bị kết án về các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, chỉ được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Phạm nhân thuộc các trường hợp đã quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 4 Thông tư này, nếu bị kết án về các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia hoặc bị kết án tù chung thân mà chưa được giảm xuống tù có thời hạn, chỉ được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi có đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, muốn được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì phải thỏa mãn một trong các điều kiện được nêu trên.
IV. Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
1. Thẩm quyền
Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án Hình sự 2019 bao gồm:
- Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
2. Hồ sơ
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP, hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù bao gồm:
- Đơn đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của người thân thích với phạm nhân đó, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân cư trú;
- Văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (trong trường hợp do Viện kiểm sát đề nghị);
- Bản sao bản án, quyết định hoặc bản sao trích lục bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật;
- Bản sao Quyết định thi hành án phạt tù;
- Đối với phạm nhân là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi phải có kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc phạm nhân có thai hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con phạm nhân, xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân đang chấp hành án về việc họ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
- Đối với phạm nhân bị bệnh nặng phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên về tình trạng sức khỏe của người đó. Riêng phạm nhân bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV phải có kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao Bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu;
- Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do là lao động duy nhất trong gia đình phải có Bản tường trình có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân về cư trú về việc phạm nhân là lao động duy nhất trong gia đình, nếu tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt;
- Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do nhu cầu công vụ phải có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó;
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
3. Trình tự thủ tục
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật thi hành án Hình sự 2019, thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện như sau:
- Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù:
- Bước 2: Xem xét hồ sơ, ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù:
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải xem xét, quyết định.

Trường hợp không đồng ý tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan đề nghị tạm đình chỉ, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.
V. Đang ở tù trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai nhưng do bị bệnh nặng nên gia đình muốn xin tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù một thời gian để điều trị bệnh được không?
Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT, trường hợp phạm nhân thỏa mãn các điều kiện theo luật định thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù một thời gian để điều trị bệnh nếu phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, do đó, cần thiết phải cho họ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để có điều kiện chữa bệnh, trừ người không có thân nhân hoặc không có nơi cư trú rõ ràng. Các bệnh nặng bao gồm: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng;
Do đó, nếu phạm nhân đáp ứng điều kiện nêu trên thì có thể được xem xét tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
VI. Tìm luật sư tư vấn về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
NPLaw cung cấp các dịch vụ tư vấn về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù bao gồm:
.jpg)
- Tư vấn các điều kiện để tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
- Bên cạnh đó, NPLaw còn cung cấp nhiều dịch vụ khác về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn