KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT CỦA PHÁP LUẬT

 

Hiện nay, việc nợ khó đòi là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Hơn nữa, việc thu hồi nợ bằng con đường khởi kiện ra tòa án lại tồn tại nhiều bất cập về thời gian thực hiện và hồ sơ, giấy tờ pháp lý chứng minh khoản vay. Bởi vậy, thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân đang là mối quan tâm của nhiều người hiện nay khi càng có nhiều tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay tài sản. Do đó, hãy cùng NPLaw giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục khởi kiện đòi nợ.

I. Khởi kiện đòi nợ là gì? 

Khởi kiện là việc cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân, tổ chức đề nghị Tòa án, Trọng tài giải quyết tranh chấp theo trình tự tố tụng mà pháp luật quy định. Thủ tục khởi kiện chính là quy trình thủ tục giải quyết yêu cầu khởi kiện của Tòa án, Trọng tài theo trình tự tố tụng nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.Thủ tục khởi kiện đòi nợ là một trong những dạng hình thức khởi kiện đòi nợ tại Tòa án khi bên vay tiền không thanh toán đầy đủ số tiền trả nợ cho bên cho vay bao gồm cả gốc lẫn lãi.

II. Căn cứ pháp lý về khởi kiện đòi nợ

Theo quy định tại (Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015), hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chi tiết về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, chủ nợ có quyền khởi kiện đòi nợ tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

III. Các loại hình khởi kiện đòi nợ

  • Các loại nợ phát sinh yêu cầu khởi kiện gồm
    • Nợ phát sinh từ vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán;
    • Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng;
    • Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng...​​​​​​​

IV. Những thắc mắc thường gặp khi khởi kiện đòi nợ

1. Nguồn chứng cứ được công nhận khi khởi kiện đòi nợ bao gồm những gì?

Kèm theo Đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn theo khoản 5, Điều 189, BLTTDS 2015

Theo quy định tại Điều 94 BLTTDS 2015, nguồn của chứng cứ là

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

2. Kiện đòi nợ qua giấy chuyển khoản có được hay không ?

Như vậy, theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Dân sự năm 2015 về nguồn chứng cứ được công nhận như đã trình bày phần trên, khi làm đơn khởi kiện, bạn có thể nộp giấy chuyển khoản đến Tòa án. Tuy nhiên, giấy này chỉ chứng minh việc bạn chuyển khoản tiền đó cho người vay tiền. Còn để chứng minh việc khởi kiện của bạn là có căn cứ và hợp pháp bạn cần phải cung cấp thêm các tài liệu, chứng chứ khác như tin nhắn, bản ghi âm… hoặc có người làm chứng.

3. Khởi kiện đòi nợ, thu hồi công nợ phát sinh khi nào?

Khởi kiện đòi nợ, thu hồi công nợ phát sinh khi người nợ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thoả thuận với bên cho vay. Để có thể khởi kiện đòi nợ, thu hồi công nợ, bạn cần đáp ứng đủ điều kiện được khởi kiện đòi nợ tài toà án, bao gồm:

  • Tranh chấp vay nợ còn trong thời hiệu khởi kiện và thời hiệu khởi kiện là 03 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, vẫn áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận với bên cho vay.
  • Nộp hồ sơ khởi kiện đòi nợ đúng thẩm quyền của Tòa án: Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  • Hồ sơ khởi kiện đòi nợ phải đầy đủ và chính xác khi nộp cho Tòa án​​​​​​​

V. Dịch vụ khởi kiện đòi nợ tại NPLaw

1. Đàm phán, thương lượng đòi nợ

Với đội ngũ Luật sư  chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hồi nợ, NPLaw sẽ tiến hành tiếp xúc người nợ bằng cách gửi thư mời hoặc gặp trực tiếp người nợ để giải quyết dựa trên giải pháp đàm phán, thương lượng, giúp các bên giải quyết vấn đề trên tinh thần tự nguyện hợp tác. Trong thời gian này, nếu người nợ có thiện chí hợp tác trả nợ, các luật sư của NPLaw sẽ giúp thu hồi nợ theo phương pháp thoả thuận nếu chủ nợ đồng ý. Ngược lại, trường hợp người nợ biết về công nợ nhưng cố tình không hợp tác trong vấn đề giải quyết thu nợ khó đòi, cố tình tìm mọi lý do trốn tránh công nợ thì chúng tôi sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để khởi kiện đòi nợ tại tòa án có thẩm quyền với mục đích thu hồi nợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ - quý khách hàng của NPLaw.

2. Các bước khởi kiện đòi nợ

Trong trường hợp không thể đàm phán, thương lượng, NPLaw sẽ giúp khách hàng các công việc cụ thể sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến khởi kiện đòi nợ.
  • Tư vấn những vấn đề được, và mất khi khởi kiện và khi không khởi kiện.
  • Soạn thảo đơn khởi kiện đòi nợ và các văn bản khác liên quan đến việc khởi kiện.
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ
  • Tư vấn khách hàng về án phí, lệ phí tòa án
  • Cử luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
  • Tư vấn, hướng dẫn làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự khi vụ kiện kết thúc.
  • Tư vấn các vấn đề về phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản đối với con nợ.

3. Chi phí khởi kiện đòi nợ

Hiện nay, phí dịch vụ khởi kiện đòi nợ tại NPLaw được xác định sau khi luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án và thông báo cho khách hàng, bao gồm:

  • Phí thẩm định, xác minh, củng cố và chuẩn hóa hồ sơ
  • Phí dịch vụ cơ bản bao gồm: phí tư vấn, phí soạn đơn, phí xác minh, phí đại diện, phí luật sư tranh tụng tại tòa án, công tác phí,...(các khoản này chưa bao gồm thuế GTGT, án phí, lệ phí thi hành án và phí hành chính khác do khách hàng tự nộp tại các cơ quan có thẩm quyền). Loại phí trên được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số tiền (tài sản) đòi được, căn cứ từng vụ việc với mức độ khó, địa bàn, đối tượng, tính chất pháp lý của hồ sơ, bản chất nợ,…​​​​​​​

4. Lợi ích nhận lại của khách hàng khi sử dụng dịch vụ khởi kiện đòi nợ tại NPLaw

Sử dụng dịch vụ khởi kiện đòi nợ tại NPLaw, khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích sau:

  • Được hỗ trợ bởi các luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, có tính trách nhiệm cao trong công việc;
  • Dịch vụ khởi kiện được thực hiện đồng bộ, từ khi bắt đầu làm đơn khởi kiện tới khi khởi kiện và thi hành án;
  • Dịch vụ khởi kiện đòi nợ tiết kiệm thời gian và chi phí, rút ngắn thời gian tồn đọng nợ;
  • Phòng ngừa nhiều rủi ro pháp lý có thể xảy ra;
  • Khách hàng được tư vấn hướng dẫn quản lý nợ và ngăn chặn phát sinh nợ xấu.

Qua bài viết trên, có thể thấy các vấn đề liên quan đến khởi kiện nói chung và liên quan đến khởi kiện đòi nợ nói riêng vô cùng phức tạp. Do đó, để thực hiện một cách hiệu quả và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn của NPLaw chúng tôi. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn, Hãng luật NPLaw tự tin sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quý khách về các vấn đề liên quan đến khởi kiện đòi nợ. 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp