KHỞI KIỆN VỀ THỪA KẾ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Trong lĩnh vực tranh chấp dân sự thì các tranh chấp về thừa kế rất phổ biến và còn là một vấn đề nhức nhối của xã hội vì có nguy cơ kéo theo nhiều hệ lụy nếu không được giải quyết thỏa đáng. Tranh chấp về thừa kế còn là một chủ đề vô phức tạp và nhạy cảm vì không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan mà còn ảnh hưởng đến những vấn đề về đạo đức, thuần phong mỹ tục và nền tảng văn hóa gia đình. Khi các tranh chấp về thừa kế ngày càng trở nên phức tạp hơn thì sẽ cần đến sự can thiệp của pháp luật, khi đó các bên có liên quan thường có xu hướng khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết các tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế. 

Thực trạng khởi kiện về thừa kế hiện nay

Để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật liên quan đến việc phân chia tài sản cũng như khởi kiện về thừa kế, kính mời Quý độc giả đồng hành cùng NPLaw tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến khởi kiện về thừa kế và giải đáp một số thắc mắc có liên quan đến vấn đề này. 

I. Thực trạng khởi kiện về thừa kế hiện nay

Tranh chấp, mâu thuẫn dẫn đến kiện tụng về thừa kế không còn là vấn đề hiếm gặp ở nước ta, đây cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn tới nhiều bi kịch của nhiều gia đình.    Tranh chấp thừa kế ở nước ta được xem là loại án dân sự phức tạp mà nguyên nhân quan trọng làm cho tranh chấp về thừa kế trở nên phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Nhiều vụ việc đã qua hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm nhưng các bên tranh chấp vẫn không chấp nhận phán quyết của Tòa án và tiếp tục khiếu nại. Hằng năm Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận hàng trăm nghìn đơn khiếu nại đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Toà án cấp dưới theo thủ tục giám đốc thẩm về tranh chấp thừa kế.

Trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự về thừa kế, không chỉ bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm có sai lầm mà một số quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa chuyên trách cũng có sai lầm nghiêm trọng. Do đó, tình trạng khởi kiện vụ án dân sự về thừa kế luôn là vấn đề được quan tâm.

II. Các quy định liên quan đến khởi kiện về thừa kế

Trong nội dung bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp cho Quý độc giả những thông tin cần thiết cũng như các quy định pháp luật liên quan đến khởi kiện về thừa kế.

1. Khởi kiện về thừa kế là gì? Các trường hợp khởi kiện về thừa kế thường gặp?

Khởi kiện về thừa kế là việc thực hiện các thủ tục để yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật khi có tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế, chẳng hạn như khi người được hưởng di sản thừa kế không đồng ý với việc phân chia di sản hoặc khi thỏa thuận phân chia thừa kế không thể hoàn thành do thiếu tài liệu. 

Các trường hợp khởi kiện về thừa kế thường gặp có thể kể đến như sau:

  • Khởi kiện khi tranh chấp về hàng thừa kế, tranh chấp giữa những người thừa kế cùng hàng thừa kế hoặc giữa những người thuộc các hàng thừa kế khác nhau.
  • Khởi kiện khi tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp liên quan đến số lượng, giá trị của di sản.
  • Khởi kiện khi tranh chấp về cách hiểu của nội dung di chúc. 
  • Khởi kiện khi tranh chấp việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản.
  • Khởi kiện khi tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế.

2. Chủ thể có quyền khởi kiện về thừa kế

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Bên cạnh đó, theo Điều 185 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, khi xảy ra tranh chấp về di sản thừa kế thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo trình tự Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm trong tranh chấp liên quan đến thừa kế. 

3. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế được quy định như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. 
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Có thể thấy, tùy từng mục đích khởi kiện về thừa kế mà có thời hiệu khởi kiện tương ứng.

4. Thẩm quyền giải quyết khởi kiện về thừa kế?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. 

Cụ thể: Theo quy định tại Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp dân sự về thừa kế; trường hợp đặc biệt những tranh chấp về thừa kế mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Các thắc mắc liên quan đến khởi kiện về thừa kế

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế trong các trường hợp sau đây:

  • Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
  • Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
  • Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
  • Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Như vậy, chủ thể giải quyết khởi kiện về thừa kế chính là Tòa án. Tùy vào từng trường hợp mà thẩm quyền giải quyết cụ thể sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh

III. Các thắc mắc liên quan đến khởi kiện về thừa kế

Để hiểu rõ hơn về khởi kiện liên quan đến thừa kế, mời Quý độc giả cùng theo chân NPLaw giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vấn đề trên.

1. Mẫu đơn khởi kiện về thừa kế?

Căn cứ Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP quy định mẫu đơn khởi kiện như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)…………………………………….............................

Người khởi kiện: (3) ..............................................................................................

Địa chỉ: (4) .............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người bị kiện: (5) ...................................................................................................

Địa chỉ (6) ..............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7) ..................................................

Địa chỉ: (8) ..............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………...(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ………………………………............(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9) ..............................................

Địa chỉ: (10) ............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..……............. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)...........................................

Người làm chứng (nếu có) (12) ..............................................................................

Địa chỉ: (13) ............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………...…….…......... (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14) ...........................

1 .............................................................................................................................

2 .............................................................................................................................

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ...................................................................................................................

Người khởi kiện (16)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 23-DS:

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.

2. Cần lưu ý những khoảng thời gian nào không tính vào thời hiệu khởi kiện khi khởi kiện về thừa kế?

Căn cứ quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự về thừa kế là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

  • Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
  • Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
  • Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
  • Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
  • Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Như vậy, khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện như bất khả kháng, trở ngại khách quan, chưa có người đại diện hoặc chưa có người đại diện thay thế sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế.

3. Khởi kiện về thừa kế cần những giấy tờ nào?

Dưới đây là một số loại giấy tờ cần thiết cho thủ tục khởi kiện về thừa kế:

  • Đơn khởi kiện;
  • Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản như: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, Giấy chứng nhận kết hôn, hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai di sản;
  • Các giấy tờ khác như: Biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản...

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến khởi kiện về thừa kế

Khởi kiện tranh chấp về thừa kế không còn là vấn đề xa lạ trong xã hội hiện nay. Việc giải quyết một cách triệt để về vấn đề này sẽ giúp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Chính vì thế hãy để đội ngũ của NPLaw giúp bạn tư vấn và hỗ trợ bạn các vấn đề liên quan đến khởi kiện về thừa kế. 

khởi kiện về thừa kế

Trên đây là các thông tin cần thiết mà NPLaw cung cấp tới quý Khách hàng liên quan đến khởi kiện về thừa kế. Nếu có bất cứ những vướng mắc nào liên quan đến vấn đề trên hay có trăn trở về bất cứ lĩnh vực pháp lý nào, hãy liên hệ ngay với NPLaw. Các Luật sư, Chuyên viên với trình độ chuyên môn cao sẽ giải đáp thắc mắc và tư vấn cụ thể, chuyên sâu hơn cho quý Khách hàng thông qua hình thức tin nhắn, qua điện thoại hoặc email tư vấn. 

Quý Khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ – HÃNG LUẬT NPLAW

Hotline: 0913 449 968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp