Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ hội tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, để đưa thực phẩm chức năng ra thị trường tiêu thụ thì cần phải được kiểm nghiệm. Vậy kiểm nghiệm thực phẩm chức năng được hiểu như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu vấn đề trên.
Theo khoản 7 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
Việc kiểm nghiệm thực phẩm chức năng là một trong những điều cần thiết bởi kiểm nghiệm thực phẩm chức năng để đảm bảo rằng thực phẩm đó an toàn đối với người tiêu dùng và không có các chất độc hại gây tích tụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Quy định về việc kiểm nghiệm thực phẩm chức năng như sau:
Thứ nhất, theo Điều 5 của Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng thì việc kiểm nghiệm thực phẩm chức năng phù hợp với các quy định an toàn thực phẩm và tuân thủ các quy định của Bộ Y Tế khi mà các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm, mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước thực hiện kiểm nghiệm được thì phải định lượng hoạt chất chính đó trong sản phẩm. Hoạt chất chính mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước chưa có phương pháp thử, mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng được thì yêu cầu công bố hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố.
Thứ hai, đối với kiểm nghiệm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì nội dung công bố sau khi kiểm nghiệm thực phẩm chức năng đó là hàm lượng vitamin và khoáng chất, công bố khuyến cáo về sức khỏe và các đối tượng sử dụng.
Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng được thực hiện qua rất nhiều công đoạn khác nhau như: Lấy mẫu, thử nghiệm qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại và tiên tiến, đánh giá chất lượng sản phẩm so với các chỉ tiêu và nếu việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm chức năng phù hợp với các chỉ tiêu thì sản phẩm được chứng nhận bằng phiếu kiểm nghiệm thực phẩm chức năng.
Vai trò của kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, kiểm nghiệm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kiểm nghiệm thực phẩm bổ sung ngày càng quan trọng, góp phần giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Công tác quản lý an toàn thực phẩm đang chuyển biến mạnh mẽ, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải chủ động phát hiện, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm trong nước và xuất khẩu, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các phương pháp phân tích mới được nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của thế giới sẽ giúp tăng cường chất lượng hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, kiểm nghiệm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kiểm nghiệm thực phẩm bổ sung.
Mỗi sản phẩm thực phẩm chức năng khi đưa ra thị trường đều phải có các bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được Cục An toàn thực phẩm xác nhận. Trong đó quy định Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra và kiểm nghiệm định kỳ theo quy định hiện hành và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm đã công bố, đồng thời định kỳ 03 năm phải thực hiện lại việc đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm này. Nội dung của bản công bố này cho mỗi sản phẩm là căn cứ chính để thực hiện việc phân tích và so sánh đánh giá chất lượng sản phẩm.
Dẫn chiếu đến Điều 45 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm thực phẩm thì việc kiểm nghiệm thực phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khách quan, chính xác;
- Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.
Điều 48 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định về chi phí lấy mẫu và xét nghiệm thực phẩm.
Trường hợp kiểm nghiệm theo yêu cầu của cá nhá nhân tổ chức, tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm.
Trường hợp việc kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ công tác quản lý nhà nước, chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả. Căn cứ kết quả kiểm nghiệm, cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm kết luận tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm cho cơ quan kiểm tra, thanh tra.
Việc kiểm nghiệm định kỳ đối với thực phẩm chức năng theo Điều 5 Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định:
- Các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm, mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước thực hiện kiểm nghiệm được thì phải định lượng hoạt chất chính đó trong sản phẩm.
- Hoạt chất chính mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước chưa có phương pháp thử, mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng được thì yêu cầu công bố hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố.
Việc kiểm nghiệm định kỳ như sau:
- Sản phẩm phải thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người
- Việc thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người phải được thực hiện tại các tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học về y học. Riêng đối với sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phải được thực hiện tại các bệnh viện có chức năng nghiên cứu khoa học từ tuyến tỉnh trở lên.
- Trong trường hợp đánh giá thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người được thực hiện tại nước ngoài, việc thử nghiệm phải được thực hiện ở đơn vị được cơ quan thẩm quyền nước sở tại thừa nhận, công nhận hoặc kết quả thử nghiệm được đăng tải trên các tạp chí khoa học.
Trên đây là những thông tin xoay quanh giấy chứng nhận y tế cho thực phẩm chức năng. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về giấy chứng nhận y tế cho thực phẩm chức năng, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn