KINH DOANH BÁN HÀNG HÓA HẾT HẠN SỬ DỤNG BỊ XỬ PHẠT BAO NHIÊU TIỀN?

Hiện nay, tình trạng buôn bán, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng còn khá phổ biến, diễn ra tràn lan. Vậy Kinh doanh bán hàng hóa hết hạn sử dụng bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bán hàng hoá gần hết hạn sử dụng có bị phạt không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề bán hàng hóa hết hạn sử dụng trong bài viết dưới đây.

(Note hình:buon-ban-hang-hoa-het-han-su-dung)

I. Thực trạng bán hàng hóa hết hạn sử dụng

Hiện nay, tình trạng buôn bán, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng còn khá phổ biến, diễn ra tràn lan. Các loại hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm đều quy định về thời hạn sử dụng rất rõ ràng, cụ thể và cần phải thu hồi, tiêu hủy khi hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, việc tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng là rất hiếm, ít cơ sở, cửa hàng buôn bán nào tự giác tiêu hủy. Nếu mua và sử dụng hàng hết hạn sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quyền lợi, kinh tế của người tiêu dùng. Pháp luật cũng đã có những chế tài quy định để xử lý những hành vi bị nghiêm cấm.

II. Quy định pháp luật về bán hàng hóa hết hạn sử dụng

1. Bán hàng hóa hết hạn sử dụng là gì?

Theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP định nghĩa về hạn sử dụng như sau:

  • “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.

Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn;

Theo đó, bán hàng hóa hết hạn sử dụng được hiểu là hành vi bán sản phẩm hàng hóa đã không còn giữ được đầy ddue các đặc tính chất lượng vốn có của nó.

(Note hình:buon-ban-hang-hoa)

2. Cách ghi ngà y sản xuất, hạn sử dụng như thế nào? Căn cứ nào để xác định bên bán bán hàng hóa hết hạn sử dụng?

Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng như sau:

- Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.

  • Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
  • Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
  • Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
  • “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.

3. Kinh doanh bán hàng hóa hết hạn sử dụng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) quy định hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa có vi phạm như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế;

b) Là chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;

c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”

Theo đó, kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt tùy theo giá trị hàng hóa vi phạm. 

III. Giải đáp một số câu hỏi về bán hàng hóa hết hạn sử dụng

1. Thời hiệ u xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh bán hàng hóa hết hạn sử dụng là bao lâu?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:

“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;”

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh bán hàng hóa hết hạn sử dụng là 02 năm.

(Note hình:buon-ban-hang-hoa-het-han)

2. Kinh doanh bán hàng hóa hết hạn sử dụng gây ngộ độc cho người khác bị phạt như thế nào?

Theo điểm a khoản 6, điểm a khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm đ, điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm như sau:

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Theo đó, cá nhân thực hiện kinh doanh bán hàng hóa hết hạn sử dụng gây ngộ độc cho người khác có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy vào hậu quả của hành vi.

3. Khi phát hiện mua phải hàng hóa hết hạn sử dụng, người tiêu dùng cần làm gì? Có thể  kiện bên bán được không?

- Khi phát hiện mua phải hàng hóa hết hạn sử dụng, người tiêu dùng cần làm như sau:

  • Giữ nguyên hiện trạng hàng hóa: giữ nguyên hiện trạng hàng hóa, bao gồm cả bao bì, tem nhãn, hạn sử dụng,...; không sử dụng hàng hóa đã hết hạn.
  •  Liên hệ với người bán hàng: Người tiêu dùng nên liên hệ với người bán hàng để yêu cầu đổi trả hàng hóa hoặc hoàn tiền. Nếu người bán hàng không đồng ý, người tiêu dùng có thể báo cáo với cơ quan chức năng.
  • Báo cáo với cơ quan chức năng: Cục An toàn thực phẩm; Bộ Y tế; Sở Y tế; Công an,.. Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Khi phát hiện mua phải hàng hóa hết hạn sử dụng, người tiêu dùng có thể khởi kiện người bán hàng hoặc nhà sản xuất nếu họ bị thiệt hại do sử dụng hàng hóa hết hạn sử dụng đó.

4. Khi bên  bán là đại lý bị người tiêu dùng kiện bán hàng hóa hết hạn sử dụng thì nhà sản xuất có chịu trách nhiệm không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) quy định hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa có vi phạm như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;”

Theo quy định của pháp luật, người nào có hành vi bán hàng hóa hết hạn sử dụng thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Khi bên bán là đại lý bị người tiêu dùng khởi kiện bán hàng hóa hết hạn sử dụng thì bên nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm nếu các bên có thỏa thuận với nhau.

5. Bán hàng hoá gần hết hạn sử dụng có bị phạt không?

Theo khoả n 4 Điều 8 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 quy định về Những hành vi bị nghiêm cấm:

  • Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng.

Theo đó, hành vi bán hàng hóa gần hết hạn sử dụng không phải là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật. Do đó bán hàng hóa gần hết hạn sử dụng không bị xử phạt vi phạm.

(Note hình:buon-ban-hang-hoa-qua-han)

6. Hàng hoá đã hết hạn sử dụng nhưng đóng lại date khác lên sản phẩm để tiếp tục bán thì bị xử lý như thế nào?

Hiện nay, không có quy định cụ thể nào về vấn đề cấm hay cho phép đóng gói lại sản phẩm trong trường hợp sản phẩm đó đã hết hạn sử dụng (nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng). Tuy nhiên, pháp luật có những quy định cụ thể về nghĩa vụ của người sản xuất như sau:

Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định nghĩa vụ của người sản xuất:

"1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.

2. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa."

Tại khoản 4 Điều 8 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

"4. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng."

Theo đó, hàng hoá đã hết hạn sử dụng nhưng đóng lại date khác lên sản phẩm để tiếp tục bán là hành vi vi phạm nghĩa vụ của người sản xuất và cũng là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật, hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định như trên.

IV. Dịch vụ tư  vấn pháp lý về bán hàng hóa hết hạn sử dụng

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về bán hàng hóa hết hạn sử dụng uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về bán hàng hóa hết hạn sử dụng. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về bán hàng hóa hết hạn sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan