KINH DOANH BIỆT THỰ DU LỊCH ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Biệt thự du lịch là một trong các loại hình du lịch được giới trẻ thích thú, nó góp phần phát triển nền du lịch hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch này mà nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn kinh doanh biệt thự du lịch. Tuy nhiên để kinh doanh loại hình dịch vụ này cần xin phép cơ quan có thẩm quyền, việc kinh doanh biệt thự du lịch cần đáp ứng các điều kiện của pháp luật. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu các quy định liên quan đến loại hình dịch vụ này thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Nhu cầu kinh doanh biệt thự du lịch hiện nay

Thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nói riêng là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động…

Biệt thự du lịch là loại hình nghỉ dưỡng không mới mẻ, nhưng đang có những sự phát triển vững chắc để khẳng định đẳng cấp trong ngành du lịch Việt Nam. Từ đó, thu hút và đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn khách du lịch đến từ trong và ngoài nước hàng nằm. Việc khai thác loại hình kinh doanh biệt thự du lịch ngày càng được quan tâm, chú trọng. Nhiều chính sách, quy chế quản lý, kinh doanh loại hình này được nhà nước xem xét và điều chỉnh nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường, đồng thời vẫn đảm bảo phù hợp với giai đoạn nền kinh tế hiện nay. 

II. Các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh biệt thự du lịch

Dưới đây là một số quy định liên quan đến kinh doanh biệt thự du lịch. 


1. Thế nào là kinh doanh biệt thự du lịch?

Tại Công văn số 703/BTNMT-TCQLĐĐ hướng dẫn khái niệm về kinh doanh biệt thự du lịch thì:

“Theo quy định tại Điều 48 của Luật du lịch năm 2017 thì căn hộ du lịch, biệt thự du lịch là cơ sở lưu trú du lịch và việc kinh doanh dịch vụ lưu trú tại các căn hộ du lịch, biệt thự du lịch thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch và thuộc nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống quy định tại Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.”

Tại khoản 12 Điều 3 Luật Du lịch 2017 quy định:

“12. Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.”

Như vậy, biệt thự du lịch chính là cơ sở lưu trú du lịch, được sử dụng với mục đích kinh doanh du lịch,  cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Biệt thự sẽ được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, tiện nghi để du khách có thể sử dụng và tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

 2. Chủ thể được phép kinh doanh biệt thự du lịch

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 3720/QĐ-BVHTTDL 2019 quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch và biệt thự du lịch, trong đó tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với biệt thự du lịch, bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch, biệt thự du lịch do mình sở hữu hoặc có quyền sử dụng hợp pháp.
  • Tổ chức được thuê để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch, biệt thự du lịch.

Ngoài ra, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sở hữu biệt thự du lịch thuộc cùng một dự án thống nhất, lựa chọn một tổ chức để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. 

3. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin phép kinh doanh biệt thự du lịch

Điều kiện kinh doanh biệt thự du lịch được thực hiện theo khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017, bao gồm:

  • Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch theo Điều 23 Nghị định 168/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 142/2018/NĐ-CP bao gồm:
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
  • Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

Hồ sơ xin phép kinh doanh biệt thự du lịch được thực hiện theo khoản 4 Điều 50 Luật Du lịch 2017, bao gồm:

  • Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
  • Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
  • Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

Thủ tục xin phép kinh doanh biệt thự du lịch được thực hiện theo khoản 5 Điều 50 Luật Du lịch 2017 như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tổ chức, cá nhân xin phép kinh doanh biệt thự du lịch cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, có thể tham khảo mục 3 Phần II bài viết này. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân xin phép kinh doanh biệt thự du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:

  • Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;
  • Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

III. Các thắc mắc liên quan đến kinh doanh biệt thự du lịch

 Dưới đây giải đáp một số thắc mắc liên quan đến kinh doanh biệt thự du lịch.

Giải đáp thắc mắc

1. Chủ thể kinh doanh biệt thự du lịch có bắt buộc phải là thương nhân không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 3720/QĐ-BVHTTDL 2019 quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch và biệt thự du lịch như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch, biệt thự du lịch do mình sở hữu hoặc có quyền sử dụng hợp pháp.

b) Tổ chức được thuê để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch, biệt thự du lịch.”

Từ quy định trên cho thấy chủ thể kinh doanh biệt thự du lịch không bắt buộc phải là thương nhân.

2. Các loại thuế phải đóng khi kinh doanh biệt thự du lịch?

Khi kinh doanh biệt thự du lịch có thể phải đóng các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Vì cá nhân, tổ chức kinh doanh biệt thự du lịch có thể thuộc đối tượng áp dụng thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh biệt thự du lịch đăng ký thành lập quy định pháp luật có thể thuộc đối tượng nộp lệ phí môn bài theo Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

3. Có bắt buộc phải là chủ sở hữu của biệt thự được sử dụng để kinh doanh biệt thự du lịch không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 3720/QĐ-BVHTTDL 2019 quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch và biệt thự du lịch như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch, biệt thự du lịch do mình sở hữu hoặc có quyền sử dụng hợp pháp.

b) Tổ chức được thuê để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch, biệt thự du lịch.”

Từ quy định trên cho thấy không bắt buộc phải là chủ sở hữu của biệt thự được sử dụng để kinh doanh biệt thự du lịch, có thể là tổ chức được thuê để kinh doanh biệt thự du lịch.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến kinh doanh biệt thự du lịch

Các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh biệt thự du lịch vẫn còn hạn chế, có nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, việc tìm kiếm một đơn vị tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ pháp lý đó là cần thiết.

Bằng sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

Bạn có thể liên hệ NPLAW, chúng tôi sẵn sàng tư vấn qua hotline, qua email và hỗ trợ tốt nhất, giúp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh, các vướng mắc pháp lý mà bạn không thể giải quyết được, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan