Kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng hiện nay đang trở thành một lĩnh vực tiềm năng và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm và sự gia tăng của các loại côn trùng gây hại cho sức khỏe con người. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng và những vấn đề liên quan xoay quanh về kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
I. Tìm hiểu về kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng
1. Kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng là gì?
Kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng là hoạt động thương mại liên quan đến sản xuất, phân phối, và tiêu thụ các sản phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc kiểm soát sự phát triển của côn trùng, như muỗi, ruồi, gián, và các loài côn trùng gây hại khác. Các chế phẩm này có thể là hóa chất, chế phẩm sinh học, hoặc các sản phẩm tự nhiên.
.jpg)
2. Những điều kiện về kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng
Cơ sở kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 4 Nghị định 91/2016/NĐ-CP nghị định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế như sau:
- Đáp ứng các yêu cầu về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại các Điều 5 và 6 Nghị định này.
- Hoàn thành việc công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Theo đó, các yêu cầu cụ thể đối với cơ sở kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng như sau:
- Điều kiện về nhân sự được quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2016/NĐ-CP: Có ít nhất 01 người chuyên trách về an toàn hóa chất đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có trình độ từ trung cấp về hóa học trở lên;
- Là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở sản xuất.
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo Điều 6 Nghị định 91/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 9 Nghị định 155/2018/NĐ-CP), cụ thể:
- Đáp ứng các yêu cầu tại Mục 1 Chương II Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
- Có phòng kiểm nghiệm kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng hoạt chất của chế phẩm do cơ sở sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất không có phòng kiểm nghiệm thì phải có hợp đồng thuê cơ sở kiểm nghiệm có đủ năng lực theo quy định tại Điều 10 Nghị định 91/2018/NĐ-CP.
II. Quy định pháp luật về kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng
1. Thủ tục công bố đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng
- Thành phần hồ sơ công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm bao gồm:
- Văn bản công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm (theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định 155/2018/NĐ-CP).
- Danh sách người được tập huấn kiến thức có xác nhận của chủ cơ sở
- Phương thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện
- Trong trường hợp đăng ký trực tuyến, người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử ký số vào hồ sơ đăng ký trực tuyến và thanh toán phí, lệ phí trực tuyến theo quy trình trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
.jpg)
- Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, cơ sở được cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ trực tuyến (nếu nộp hồ sơ trực tuyến).
- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế các thông tin: Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ sở cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm.
Lưu ý: Đối với cơ sở thực hiện đăng ký trực tuyến, cơ sở đăng ký phải lưu trữ hồ sơ bằng bản giấy.
2. Điều kiện để kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng
Để kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng thì cần các điều kiện dưới đây:
- Người trực tiếp thực hiện diệt côn trùng, diệt khuẩn phải được tập huấn kiến thức sau và được chủ cơ sở xác nhận đã được tập huấn về:
- Cách đọc thông tin trên nhãn chế phẩm;
- Kỹ thuật diệt côn trùng, diệt khuẩn phù hợp với dịch vụ mà cơ sở cung cấp;
- Sử dụng và thải bỏ an toàn chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn.
- Hoàn thành việc công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm theo quy định tại Điều 43 Nghị định 91/2016/NĐ-CP.
III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng
1. Kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
Theo quy định Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì tại số thứ tự 183 Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay có ngành nghề Kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng y tế
Như vậy, kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ công bố cơ sở kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng đủ điều kiện?
Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 91/2016/NĐ-CP (sửa đổi khoản 14 Điều 1 Nghị định 129/2024/NĐ-CP) thì công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng như sau:
- Trước khi thực hiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm, người đại diện theo pháp luật của cơ sở cung cấp dịch vụ gửi hồ sơ công bố bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 42 Nghị định 91/2016/NĐ-CP đến Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua bưu điện. Cơ sở cung cấp dịch vụ được cung cấp dịch vụ sau khi Sở Y tế công khai thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 91/2016/NĐ-CP (sửa đổi khoản 14 Điều 1 Nghị định 129/2024/NĐ-CP) trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ công bố của cơ sở cung cấp dịch vụ, Sở Y tế có trách nhiệm công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế và gửi về Bộ Y tế các thông tin: tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ sở cung cấp dịch vụ.
Như vậy, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố cơ sở kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng đủ điều kiện là Sở Y tế nơi cơ sở cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm đặt trụ sở chính.
3. Công ty đa cấp kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 9 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.được sửa đổi bởi điểm đ khoản 41 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
- Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
- Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mua lại hàng hóa theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng;
- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định.
Như đã phân tích ở trên, chế phẩm sinh học là đối tượng hàng hóa không được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp. Vì vậy, nếu công ty đa cấp kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
4. Bao bì đóng gói chế phẩm diệ t côn trùng, diệt khuẩn lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 91/2016/NÐ-CP quy định về chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn khi lưu hành tại Việt Nam phải được đóng gói trong các bao bì đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chất lượng bao gói cần phải đủ độ bền chắc để có thể chịu được va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới.
- Bao gói phải kết cấu đủ kín để bảo đảm không làm rò rỉ chế phẩm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất.
- Phía bên ngoài bao gói phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào.
IV. Vấn đề liên quan đến kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn