KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT

Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật đầu tư 2020, chỉ được phép hoạt động khi được cơ quan nhà nước cấp giấy phép. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật và những vấn đề liên quan xoay quanh về kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Nhu cầu kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật hiện nay

Nhu cầu kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật hiện nay ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh văn hóa và nghệ thuật ngày càng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số yếu tố góp phần thúc đẩy nhu cầu này:

  • Người dân ngày càng nhận thức rõ hơn về giá trị của cổ vật và di sản văn hóa. Việc giám định giúp xác định nguồn gốc, độ tuổi và giá trị của các cổ vật, từ đó khuyến khích việc bảo tồn và gìn giữ.
  • Sự phát triển của các sàn đấu giá và các trang thương mại điện tử cũng tạo điều kiện cho việc mua bán cổ vật. Một cổ vật đã được giám định và chứng nhận sẽ có giá trị cao hơn trong giao dịch.
  • Nhu cầu từ các nhà sưu tập cá nhân và nhà đầu tư cũng gia tăng. Họ cần đến dịch vụ giám định để đảm bảo rằng những hiện vật họ sở hữu là thật và có giá trị.
  • Các viện bảo tàng và tổ chức văn hóa cần các dịch vụ giám định để thu thập, bảo tồn và trưng bày các cổ vật một cách chính xác và chuyên nghiệp.
  • Các dịch vụ giám định cổ vật cung cấp sự xác minh cần thiết để chống lại việc làm giả, làm nhái, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và bảo vệ các nhà sưu tập khỏi các rủi ro.

Tóm lại, với xu hướng tăng trưởng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và bảo tồn di sản, dịch vụ giám định cổ vật đang trở thành một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng và cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ thị trường.

Các quy định liên quan đến kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật

II. Các quy định liên quan đến kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật

1. Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 61/2016/NĐ-CP về giám định cổ vật như sau:

“Giám định cổ vật là hoạt động do tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thực hiện nhằm xác định niên đại, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và những vấn đề khoa học khác liên quan đến hiện vật được giám định.”

Theo quy định trên, kinh doanh giám định cổ vật là hoạt động kinh doanh do tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thực hiện nhằm xác định niên đại, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và những vấn đề khoa học khác liên quan đến hiện vật được giám định

/upload/images/thuong-mai/02(61).jpg

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2016/NĐ-CP, Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật phải bảo đảm các điều kiện sau:

  • Có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký.
  • Có ít nhất 03 chuyên gia giám định cổ vật về các chuyên ngành theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Thủ tục, hồ sơ mở doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật

a) Hồ sơ:

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 61/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 31/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật gồm những nội dung sau:

  • Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2024/NĐ-CP;
  • Danh sách kèm theo lý lịch khoa học theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP và bản sao văn bằng, chứng chỉ của các chuyên gia;
  • Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa cơ sở kinh doanh giám định cổ vật và các chuyên gia;
  • Danh mục trang thiết bị, phương tiện để thực hiện giám định.

b) Thủ tục

Căn cứ Điều 6 Nghị định 61/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 31/2024/NĐ-CP nêu rõ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật được thực hiện theo trình tự sau:

  • Bước 1: Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền, gồm: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở
  • Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật

1. Giám đốc công ty kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật có bắt buộc là chuyên gia giám định cổ vật không?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2016/NĐ-CP, Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật phải bảo đảm các điều kiện sau:

  • Có trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký.
  • Có ít nhất 03 chuyên gia giám định cổ vật về các chuyên ngành theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Như vậy, theo quy định chỉ cần có ít nhất 3 chuyên gia giám định cổ vật trong doanh nghiệp đó chứ ko nhất thiết là Giám đốc công ty kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật bắt buộc là chuyên gia giám định cổ vật

2. Công ty kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật có bắt buộc có kho lưu giữ, bảo quản hiện vật giám định không?

Theo như đã trình bày về điều kiện cơ sở kinh doanh giám định cổ vật như mục trên thì công ty kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật không bắt buộc có kho lưu giữ, bảo quản hiện vật giám định mà chỉ cần có hai điều kiện trên đã có thể kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật.

3. Cơ quan nào quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật?

Theo Điều 5 Nghị định 61/2016/NĐ-CP có quy định: “Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật đối với cơ sở kinh doanh giám định có trụ sở trên địa bàn.”

Như vậy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao sẽ có thẩm quyền quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan