Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật đầu tư 2020, chỉ được phép hoạt động khi được cơ quan nhà nước cấp giấy phép. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật và những vấn đề liên quan xoay quanh về kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Nhu cầu kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật hiện nay ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh văn hóa và nghệ thuật ngày càng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số yếu tố góp phần thúc đẩy nhu cầu này:
Tóm lại, với xu hướng tăng trưởng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và bảo tồn di sản, dịch vụ giám định cổ vật đang trở thành một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng và cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ thị trường.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 61/2016/NĐ-CP về giám định cổ vật như sau:
“Giám định cổ vật là hoạt động do tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thực hiện nhằm xác định niên đại, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và những vấn đề khoa học khác liên quan đến hiện vật được giám định.”
Theo quy định trên, kinh doanh giám định cổ vật là hoạt động kinh doanh do tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thực hiện nhằm xác định niên đại, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và những vấn đề khoa học khác liên quan đến hiện vật được giám định
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2016/NĐ-CP, Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Hồ sơ:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 61/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 31/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật gồm những nội dung sau:
b) Thủ tục
Căn cứ Điều 6 Nghị định 61/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 31/2024/NĐ-CP nêu rõ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật được thực hiện theo trình tự sau:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2016/NĐ-CP, Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật phải bảo đảm các điều kiện sau:
Như vậy, theo quy định chỉ cần có ít nhất 3 chuyên gia giám định cổ vật trong doanh nghiệp đó chứ ko nhất thiết là Giám đốc công ty kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật bắt buộc là chuyên gia giám định cổ vật
Theo như đã trình bày về điều kiện cơ sở kinh doanh giám định cổ vật như mục trên thì công ty kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật không bắt buộc có kho lưu giữ, bảo quản hiện vật giám định mà chỉ cần có hai điều kiện trên đã có thể kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật.
Theo Điều 5 Nghị định 61/2016/NĐ-CP có quy định: “Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật đối với cơ sở kinh doanh giám định có trụ sở trên địa bàn.”
Như vậy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao sẽ có thẩm quyền quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn