Kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng hiện nay

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng và những vấn đề liên quan xoay quanh về kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng

Ngành nghề xây dựng hiện nay đang là ngành nghề phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên đây cũng là một ngành nghề đòi hỏi đáp ứng các điều kiện pháp luật.

Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, các quá trình và hiện tượng địa chất vật lý, khí tượng thủy văn, hiện trạng công trình để lập các giải pháp đúng đắn về kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng công trình.

Tìm hiểu về kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng

Dịch vụ khảo sát xây dựng được phân loại phạm vi như sau:

  • Khảo sát địa hình.
  • Khảo sát địa chất công trình.
  • Khảo sát địa chất thủy văn.
  • Khảo sát hiện trạng công trình.
  • Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.

Trong đó, Khảo sát địa hình và Khảo sát địa chất công trình thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

II. Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng

1. Hiểu như thế nào về kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng

Kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng là một lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành xây dựng, có vai trò rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch, thiết kế và thi công các công trình xây dựng. Dịch vụ này bao gồm việc thu thập, phân tích và trình bày thông tin địa lý và địa chất của khu vực dự định xây dựng. 

Hiểu như thế nào về kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng

 

2. Điều kiện để kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng

  1. Điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng

Theo điều 153 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020) có quy định điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng: 

  • Có đủ năng lực khảo sát xây dựng.
  • Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng phải có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp. Cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao.
  • Máy, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường
  • Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.

b) Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập

Căn cứ Điều 158 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020) có quy định điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập:

Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, định giá xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;
  • Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.

c) Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng

Căn cứ Điều 68 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng: 

Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng khi đáp ứng điều kiện và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

  • Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên.
  • Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên.
  • Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên.

d)Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng

Căn cứ Điều 91 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định:

  • Điều kiện chung đối với các hạng như sau:
  • Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;
  • Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
  • Hạng I:
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công hình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.
  • Hạng II:
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.
  • Hạng III:
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

3.Chủ nhiệm khảo sát có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng đối với tổ chức khảo sát xây dựng hạng II không?

Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP giải thích chủ nhiệm là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện toàn bộ công việc tư vấn có nhiều chuyên môn khác nhau, gồm: chủ nhiệm lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.

Tại Điều 153 Luật Xây dựng 2014 quy định về điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng như sau:

  • Có đủ năng lực khảo sát xây dựng.
  • Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng phải có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp. Cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao
  • Máy, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường.
  • Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận."

Đồng thời, Điều 91 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cũng quy định hướng dẫn về điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng như sau:

  • Điều kiện chung đối với các hạng như sau:
  • Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;
  • Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
  • Hạng I:
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công hình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.
  • Hạng II:
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.

Theo đó, tổ chức khảo sát xây dựng ngoài đáp ứng các điều kiện chung thì tổ chức khảo sát xây dựng hạng II phải đảm bảo điều kiện về năng lực như sau:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.

Như vậy, cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát của tổ chức khảo sát xây dựng hạng II phải có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

III. Một số thắc mắc về kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng

1. Thời hạn  chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng

Tại Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định thời hạn hiệu lực của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cá nhân là 05 năm.

Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn hiệu lực của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng không quá 05 năm và sẽ được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp

2.Việc  tổ chức phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng không đúng nội dung theo quy định thì có bị phạt không?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khảo sát xây dựng như sau:

  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Không tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
  • Không tổ chức lập hoặc phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
  • Không tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng sửa đổi, bổ sung trước khi nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng đối với các phần việc phải sửa đổi, bổ sung theo quy định;
  • Tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng không đầy đủ, không đúng nội dung theo quy định;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;

Và theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

  • Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
  • Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
  • Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
  • Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy. theo quy định trên thì việc tổ chức phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng không đúng nội dung theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Lưu ý, mức phạt tiền quy định ở trên mức phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng đúng quy định theo quy định của pháp luật.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan