Trong hoạt động kinh doanh cạnh tranh khốc liệt ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ tập trung đầu tư vào thiết kế, sản xuất sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mà còn phải quan tâm đến việc sản phẩm/ dịch vụ đó đến tay khách hàng như thế nào và có đúng thời điểm hay không. Và hoạt động thương mại nhằm đưa sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng này được gọi là Logistic.
Hiện nay, có rất nhiều công ty thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistic tại Việt Nam. Vậy hoạt động kinh doanh Logistic là gì? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hoạt động kinh doanh này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu loại hình kinh doanh này với Công ty NPLaw.
Logistic là khâu trung gian quan trọng đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Nó bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập khẩu, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 233 Luật Thương mại 2005, dịch vụ logistics được định nghĩa là hoạt động thương mại. Theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Thứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ logistics gồm hai bên: người làm dịch vụ logistics và khách hàng. Đối với người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ logistics.
Thứ hai, về nội dung của dịch vụ logistics. Nội dung công việc của dịch vụ logistics rất đa dạng và phong phú bao gồm một chuỗi các dịch vụ từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
Thứ ba, dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí khác từ việc cung ứng dịch vụ.
Thứ tư, dịch vụ logistics được thực hiện tên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận, mang tính chất đền bù.
Kinh doanh dịch vụ Logistic có vai trò rất quan trọng, cụ thể sẽ có những vai trò sau:
Dịch vụ Logistics liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, các thủ tục hải quan, thuế, xuất nhập khẩu,… Do đó, căn cứ tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, có 17 loại hình kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam, có thể kể đến như:
Hiện nay, kinh doanh dịch vụ logistic đã pháp luật Việt Nam điều chỉnh chi tiết trong Luật Thương mại cũng như là Nghị định hướng dẫn chi tiết.
Điển hình như tại Điều 233 Luật Thương Mại năm 2005 đã quy định về khái niệm của dịch vụ Logistic. Đặc biệt, ngày nay Chính phủ đã ban hành một Nghị định riêng quy định chi tiết về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic. Tại Nghị định này, Chính phủ đã quy định rõ ràng về các loại hình kinh doanh dịch vụ, điều kiện để kinh doanh và trình tự thủ tục để một doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ Logistic.
Doanh nghiệp có đủ điều kiện sau
Căn cứ Điều 234 Luật Thương mại 2005 và Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện sau:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên thì theo Khoản 3, 4 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistic khi thỏa mãn các điều kiện được liệt kê tại quy định trên
Ngoài ra, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh Logistics tương đối đơn giản, gồm 2 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ Xin giấy phép kinh doanh Logistics như sau:
Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị. Có 2 cách nộp hồ sơ như sau:
Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh Logistics tại Phòng đăng ký kinh doanh
Mặc dù, ngày Logistic đang phát triển vượt bậc ở Việt Nam, nhưng có thể nói đây là một ngành công nghiệp mới lạ, do đó mà hiện nay các doanh nghiệp còn nhiều thắc mắc xoay quanh ngành dịch vụ này, sau đây câu trả lời của NPLaw về những câu hỏi của khách hàng:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể hình thức của hợp đồng dịch vụ Logistics, do đó, hợp đồng dịch vụ logistics có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể (theo khoản 1 Điều 74 Luật Thương mại năm 2005), trong đó email cũng là một phương thức thỏa thuận hợp đồng Logistic có giá trị.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các thỏa thuận, hợp đồng dịch vụ logistics thường được xác lập dưới hình thức văn bản. Đặc biệt, đối với những trường hợp vận chuyển hàng hóa từ khu vực thuế quan này sang một khu vực thuế quan khác, hợp đồng dịch vụ logistics là cơ sở để thương nhân kinh doanh tiến hành các thủ tục hải quan cần thiết.
Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, thì đơn vị kinh doanh dịch vụ Logistic sẽ được giới hạn mức trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại khi có tổn thất. Theo đó thì căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo thứ tự sau:
a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.
Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.
Khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics cho nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương trình marketing, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn