Kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển là một hoạt động kinh doanh có tiềm năng phát triển lớn, được điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định pháp luật ngay từ thời điểm đăng ký hoạt động. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý độc giả một số nội dung pháp lý cần thiết về kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển.
Theo số liệu của Hiệp hội Đóng tàu Việt Nam, tính đến năm 2022, cả nước có khoảng 97 nhà máy đóng tàu có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên, trong đó có 68 nhà máy vừa đóng mới vừa sửa chữa tàu thuyền. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy đóng mới đạt 2,6 triệu DWT/năm, nhưng thực tế mới chỉ đạt được 0,8 - 1 triệu DWT/năm, tương đương khoảng 31% công suất. 46 nhà máy sửa chữa, đóng mới tàu có trọng tải từ 1.000 DWT đến 400.000 DWT với 60 công trình nâng hạ, trong đó có 26 công trình nâng hạ tàu từ trên 1.000 DWT đến 400.000 DWT.
Ngành dịch vụ sửa chữa tàu biển Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn do đội tàu biển Việt Nam ngày càng tăng trưởng.
Có thể nhận định, hiện nay, thực trạng kinh doanh dịch vụ sửa chữa đóng tàu đang phát triển và có cơ hội bùng nổ trong tương lai.
Sửa chữa tàu biển là hoạt động sửa chữa phục hồi tàu biển trên triền đà, ụ tàu hoặc mặt bằng sửa chữa sau khi tàu được đưa lên khỏi mặt nước theo khoản 5 Điều 3 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP.
Kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển có thể hiểu là hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận thông qua sửa chữa, phục hồi tàu biển trên triền đà, ụ tàu hoặc mặt bằng sửa chữa sau khi tàu được đưa lên khỏi mặt nước.
Điều kiện chung để kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển tại Điều 4 Nghị định 111/2016/NĐ-CP như sau:
- Cơ sở sửa chữa tàu biển là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở đóng sửa chữa tàu biển phải tuân thủ các Điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều kiện để kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển được quy định tại Chương III Nghị định số 111/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 6 Nghị định số 147/2018/NĐ-CP), bao gồm các điều kiện sau:
-Điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ sửa chữa tàu: Đảm bảo đủ số lượng nhân sự, chuyên môn theo quy định pháp luật đối với từng loại hình cơ sở;
-Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị: Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển;
-Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường: Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế;
-Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng: phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc sửa chữa tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở đủ điều kiện sửa chữa tàu biển được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 147/2018/NĐ-CP) bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận cơ sở đủ điều kiện sửa chữa tàu biển (Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 111/2016/NĐ-CP);
- Mô tả cơ sở vật chất cần thiết liên quan đến sản xuất (sơ đồ cơ sở, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, các trang thiết bị sản xuất, các thiết bị đo và kiểm tra);
- Tài liệu, hồ sơ về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Danh sách cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng kèm bản sao chụp các chứng chỉ, bằng cấp có liên quan.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP thì sửa chữa tàu biển là hoạt động sửa chữa phục hồi tàu biển trên triền đà, ụ tàu hoặc mặt bằng sửa chữa sau khi tàu được đưa lên khỏi mặt nước.
Như vậy, có thể xác định sửa chữa tàu biển gồm hai hình thức chính, bao gồm: sửa chữa và phục hồi. Trên thực tế, hình thức công tác sửa chữa tàu biển bao gồm:
Bảo dưỡng tàu: Đây là hình thức sửa chữa thấp nhất. Nó sẽ được tiến hành một phần trong lúc vận hành, 1 phần ở cảng. Công việc chủ yếu của hình thức này là lau chùi, kiểm tra các thiết bị, móc móc và sơn lại phần bỏ tàu phải tiếp xúc với mặt nước.
Tiểu tu: Có thể hiểu đây là hình thức sửa chữa các vấn đề nhỏ. Thông thường, công tác tiểu tu sẽ được thực hiện định kỳ hàng năm. Nhiệm vụ chủ yếu của hình thức này là sửa chữa các hỏng hóc nhỏ được phát hiện trong quá trình bảo dưỡng mà chưa thể sửa được do thiếu thiết bị; cạo gỉ và quét sơn phần tiếp xúc với nước của thân tàu.
Trùng tu: Là hình thức sửa chữa vừa, thường được tiến hành từ 2 – 3 lần giữa 2 kỳ đại tu. Công việc của phần này bao gồm các việc từ tiểu tư còn sót; tiến hành sửa hoặc thay thế một số thiết bị không còn khả năng hoạt động bình thường; tiến hành sửa chữa và thay thế một số cấu kiện vỏ tàu.
Đại tu: Đây là hình thức sửa chữa lớn. Nhiệm vụ chủ yếu là sữa phần thân tàu, thiết bị, máy móc một cách triệt để; khôi phục lại trạng thái kỹ thuật lúc đầu; đảm bảo không còn hỏng hóc. Thời gian giữa 2 kỳ đại tu thường sẽ là 9 – 12 năm tùy vào tình trạng của tàu.
Theo Điều 11 Nghị định số 111/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về cơ sở vật chất đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển như sau:
“Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển”.
Như vậy, theo quy định pháp luật, kinh doanh dịch vụ sửa chữa tài biển cần đáp ứng quy định về cơ sở vật chất theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở sửa chữa tàu biển được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2019/TT-BGTVT.
Vấn đề kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển là một vấn đề pháp lý phức tạp. Trong trường hợp có nhu cầu xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển, Quý Khách hàng nên xem xét tham khảo ý kiến pháp lý của Luật sư. Hiểu được nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm tư vấn dày dặn, sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn