Chất thải nguy hại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe con người, trong trường hợp nếu như không được xử lý cẩn thận có thể tiềm ẩn những rủi ro không đáng có trong tương lai của con người. Do đó mà nhà nước hiện nay có những quy định rất chặt chẽ về các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại và những vấn đề liên quan xoay quanh về kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
I. Tìm hiểu về kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại là hoạt động kinh doanh mang lại dịch vụ vận chuyển, xử lý, và tái chế chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại là loại chất thải gây hại đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách.
Quy trình kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm:
- Thu thập chất thải nguy hại từ các nguồn khác nhau như công ty sản xuất, bệnh viện, trường học, nhà máy,... Thông thường chất thải nguy hại bao gồm các loại hóa chất độc hại, phân biệt, chất rắn gây ô nhiễm,..
- Vận chuyển chất thải nguy hại đến các cơ sở xử lý, tái chế chất thải. Quá trình vận chuyển phải tuân thủ các quy định về bảo quản và an toàn trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại.
- Xử lý chất thải nguy hại bằng các phương pháp an toàn, phù hợp như đốt cháy, tái chế, hay đóng gói đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm thiểu tác động của chất thải đến môi trường.
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao, kiến thức vững chắc về quy định về môi trường và an toàn lao động. Do đó, việc xác định đúng nguồn cung cấp chất thải nguy hại, áp dụng phương pháp xử lý hợp lý, và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan sẽ là yếu tố quyết định đến thành công trong kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại.
II. Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại
1. Thế nào kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại là hoạt động cung cấp các dịch vụ vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại như hóa chất độc hại, chất thải y tế, chất thải hạt nhân, chất thải phóng xạ, vv. Đây là một lĩnh vực kinh doanh quan trọng để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Các doanh nghiệp hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này cần tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn an toàn về vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
.jpg)
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại
Căn cứ theo quy định tại Điều 68, 69, 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại như sau:
a) Điều kiện phân định, phân loại chất thải nguy hại
- Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại.
- Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.
- Nước thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở phát sinh thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải.
- Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc khi chuyển đi xử lý trong trường hợp không lưu giữ.
b) Điều kiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại thuộc đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại sau đây:
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
- Lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý;
- Trường hợp có nhu cầu thuê phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại thì phải ký hợp đồng thuê và chịu trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển trong thời gian thuê và không được cho thuê lại phương tiện vận chuyển đó.
- Doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển công cộng như phương tiện đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển để vận chuyển chất thải nguy hại thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp giấy phép môi trường trước khi thực hiện.
- Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;
- Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;
- Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;
- Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
- Chất thải nguy hại khi vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải lắp đặt thiết bị định vị; hoạt động theo tuyến đường và thời gian theo quy định của UBND cấp tỉnh.
- Các phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 35, 36 và 37 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
.jpg)
c) Điều kiện xử lý chất thải nguy hại
Doanh nghiệp thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải có giấy phép môi trường trong đó có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp quy định khác
- Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
- Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;
- Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng
- Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;
- Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;
- Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;
- Ký quỹ bảo vệ môi trường trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
3. Có cần giấy phép môi trường khi kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại
Theo Khoản 4 Điều 69, Khoản 1 Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì việc kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại cần giấy phép môi trường. Cụ thể:
“Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
…
4. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép môi trường có nội dung về dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý;
b) Trong trường hợp có nhu cầu thuê phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại, phải ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, chịu trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển trong thời gian thuê và không được cho thuê lại phương tiện vận chuyển đó.
…
Điều 70. Xử lý chất thải nguy hại
1. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép môi trường trong đó có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 19 Điều 168 Nghị định này.
…”
III. Một số thắc mắc về kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại
1. Có cần phải ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại không
Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải như sau:
“1. Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải là việc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới bãi chôn lấp chất thải gửi một khoản tiền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi đóng bãi theo phương án cải tạo môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định.”
Như vậy, khi kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại thì cần xử lý chất thải nguy hại bằng việc chôn lấp chất thải. Nên việc này cần phải ký quỹ theo như quy định trên.
2. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại là phải là ngành nghề có điều kiện không?
“Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại” là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại mục 217 Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư. Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề “Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại” phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động, kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020.
3. Khi kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại có được chuyển giao cho bên thứ ba xử lý không?
Theo Điều 73 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về liên kết, chuyển giao chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Khi 02 tổ chức, cá nhân có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần được cấp quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có nhu cầu liên kết trong đó một bên chỉ thực hiện việc vận chuyển chất thải nguy hại và chuyển giao trách nhiệm xử lý cho bên còn lại thì bên chuyển giao hoặc tiếp nhận phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hợp đồng liên kết đến cơ quan cấp giấy phép môi trường để được xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện. Thời hạn cơ quan cấp giấy phép môi trường trả lời bằng văn bản là 15 ngày.
- Bên nhận chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo hợp đồng liên kết phải trực tiếp xử lý chất thải nguy hại, không được chuyển giao tiếp chất thải nguy hại cho bên thứ ba để xử lý. Bên nhận chuyển giao chất thải nguy hại từ chủ nguồn thải trong trường hợp có hợp đồng liên kết xử lý chất thải nguy hại phải xử lý được ít nhất một loại chất thải nguy hại đã tiếp nhận và phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ nguồn thải hoặc có hợp đồng ba bên về việc liên kết thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
Như vậy theo quy định trên thì khi kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại không được chuyển giao cho bên thứ ba xử lý.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh dịch vụ vận chuyển chất thải nguy hại. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn