KINH DOANH NHẬP KHẨU XUẤT BẢN PHẨM

Kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh mua bán sách và các tác phẩm văn học, nghệ thuật từ các nước khác để nhập về và phân phối trên thị trường trong nước. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm và những vấn đề liên quan xoay quanh về kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

Kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh mua bán sách và các tác phẩm văn học, nghệ thuật từ các nước khác để nhập về và phân phối trên thị trường trong nước. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mang tính quốc tế, đòi hỏi kiến thức về thị trường và chính sách xuất nhập khẩu, cũng như có kỹ năng về marketing và quản lý kho.

II. Quy định pháp luật về kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

1. Hiểu như thế nào về kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

Kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh liên quan đến việc mang sản phẩm từ nước ngoài về để bán hoặc phân phối trên thị trường nội địa. Cụ thể, trong trường hợp xuất bản phẩm, nhà xuất bản hoặc nhà sản xuất sẽ mang sản phẩm của mình ra nước ngoài để bán hoặc phân phối cho người tiêu dùng ở các quốc gia khác. Trái lại, trong trường hợp nhập khẩu, nhà kinh doanh sẽ mua sản phẩm từ các nhà xuất bản hoặc nhà sản xuất ở nước ngoài để bán hoặc phân phối trên thị trường nội địa. Đây là một phương pháp kinh doanh phổ biến để cung cấp sản phẩm mới và đa dạng cho người tiêu dùng.

2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

  • Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
  • Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Cụ thể:
  • Văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp cho người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải là bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm.
  • Trường hợp người đứng đầu cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác, phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. 

Lưu ý: Trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách, thì ngoài điều kiện tại mục 1, 2 nêu trên, còn phải có ít nhất 05 (năm) nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách, cụ thể: Phải có thâm niên công tác trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ 05 năm trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác nhưng có trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu thẩm định nội dung sách nhập khẩu và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

3. Có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.

3. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép của cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ Điều 38 Luật Xuất bản 2012 quy định về việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm như sau:

  • Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm:
  • Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
  • Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
  • Có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;
  • Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
  • Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
  • Danh sách nhân viên thẩm định nội dung sách đối với trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Như vậy, thì điều kiện để cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bạn thực hiện theo quy định nêu trên.

Một số thắc mắc về kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

III. Một số thắc mắc về kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

1. Người đứng đầu của cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải đáp ứng những điều kiện gì?

Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có người đứng đầu có tiêu chuẩn như nào để được cấp giấy phép hoạt động cần căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Xuất bản 2012, nội dung như sau:

“Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

1. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhập khẩu xuất bản phẩm vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

...

3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm:

a) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

c) Có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.

…”

Theo quy định trên, để được cấp giấy phép hoạt động thì cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có người đứng đầu có tiêu chuẩn như sau:

  • Thường trú tại Việt Nam.
  • Có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp
  • Nếu người đứng đầu cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác thì phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Ngoài đáp ứng điều kiện về người đứng đầu thì cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm cần đáp ứng những điều kiện khác được quy định tại khoản 3 nêu trên.

Có thể xin lại giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm khi bị mất không

2. Có thể xin lại giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm khi bị mất không

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 195/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP) quy định về cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm như sau:

Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng. Việc cấp lại giấy phép thực hiện như sau:

  • Cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm có đơn đề nghị cấp lại giấy phép gửi Bộ Thông tin và Truyền thông kèm theo bản sao giấy phép đã được cấp (nếu có);
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp lại giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Như vậy, theo quy định trên có thể xin lại giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm khi bị mất.

IV.  Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩ m

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan