Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch hiện nay

Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch đang trở thành một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch và những vấn đề liên quan xoay quanh về kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch hiện nay

Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch đang trở thành một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, nhu cầu từ phía khách hàng cho các chuyến du lịch trên tàu đã tăng cao, đặc biệt là ở các vùng du lịch biển nổi tiếng như Caribbean, Mediterranean, Alaska và châu Á.

 

Tàu du lịch lưu trú ngày càng được nâng cấp với các tiện nghi hiện đại như phòng ngủ sang trọng, nhà hàng, spa, hồ bơi, sân golf, sân tennis và các tiện ích khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Điều này đã tạo ra cơ hội kinh doanh lớn cho các công ty vận tải biển và du lịch cũng như các đối tác liên kết khác trong ngành.

Tìm hiểu về kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch?

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cũng có những thách thức cần được giải quyết như vấn đề an toàn cho hành khách và tàu thủy, bảo vệ môi trường biển, cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh.Để cạnh tranh và phát triển bền vững trong ngành, các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ, đào tạo nhân viên chuyên nghiệp và thúc đẩy hợp tác với các đối tác chiến lược để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường uy tín thương hiệu.

 

II. Tìm hiểu về kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch?

1. Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch là gì?

Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ lưu trú trên tàu thủy cho du khách. Các tàu thủy lưu trú du lịch thường là các tàu du lịch, tàu du thuyền hoặc tàu du lịch sang trọng, được sử dụng để đi du lịch trên biển, sông hoặc hồ. Các dịch vụ cung cấp trên tàu thường bao gồm chỗ ở, ẩm thực, giải trí và hoạt động vui chơi, giúp du khách có trải nghiệm du lịch độc đáo trên môi trường nước.

2. Các loại hình kinh doanh tàu  thủy lưu trú du lịch phổ biến hiện nay

Theo Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP các loại hình cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:

  • Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
  • Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
  • Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
  • Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;
  • Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.
  • Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
  • Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
  • Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
  • Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
  • Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
  • Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

 

III. Quy định pháp luật về kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch

1. Điều kiện để kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch

Tại Điều 49 Luật Du lịch 2017 có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:

“Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.”

Như vậy, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm

  • Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Yêu cầu chung khi kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch



 

2. Yêu cầu chung khi kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch

Tàu thủy lưu trú du lịch là phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bằng hình thức này thì cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện cụ thể, về: An ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.

 

3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch

a)Đối với doanh nghiệp

Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
  • Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

 

b)Đối với hộ kinh doanh

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước)

 

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch

1. Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch có cần các điều kiện về môi trường và phòng cháy  chữa cháy không?

Tại điểm b khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017 có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch: “b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch cần các điều kiện về môi trường và phòng cháy chữa cháy.

2. Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Theo quy định Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ bao gồm 227 ngành nghề (trước đây là 243 ngành nghề theo quy định của Luật Đầu tư 2014), cụ thể có ngành nghề kinh doanh lưu trú thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy, Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

V. Vấn đề kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế  nào?

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan