Với xu thế Toàn cầu hóa thương mại và sản xuất, sự gia tăng của các hoạt động Thương mại Quốc tế, giải quyết vấn đề quá tải ở một số phương thức vận tải, đồng thời, để giảm nhẹ chi phí từng phương thức vận tải nên hình thức kinh doanh vận tải đa phương thức ra đời. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh vận tải đa phương thức là gì và những vấn đề xoanh quanh liên quan đến loại hình này như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay với mỗi phương thức vận tải sẽ đi kèm với những thế mạnh riêng khác nhau. Vận tải đa phương thức là hình thức vận tải tác động lớn trực tiếp vào quá trình vận chuyển hàng hoá.
Kinh doanh vận tải đa phương thức phát triển đã góp phần vào thế ệ mới của xu hướng toàn cầu hóa, tiết kiệm chi phí do kết hợp ưu thế nổi bật của từng phương thức vận tải với nhau tạo nên một chỉnh thế thống nhất, hoàn hảo. Đồng thời yếu tố môi trường cũng làm giảm việc sử dụng các phương thức vận tải gây ô nhiễm môi trường và thay thế bằng những phương tiện thân thiện hơn.
Như vậy kinh doanh vận tải đa phương thức có thể hiểu là một hoạt động tạo ra thu nhập từ việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. Theo đó với hai hình thức kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế và nội địa.
Đồng thời tại Nghị định 87/2009/NĐ-CP thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức bao gồm:
Người kinh doanh vận tải đa phương thức có quyền ký các hợp đồng riêng với những người vận chuyển của từng phương thức vận tải, trong đó xác định trách nhiệm của từng bên tham gia đối với mỗi phương thức vận tải. Các hợp đồng riêng này không ảnh hưởng đến trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với toàn bộ quá trình vận chuyển.
Trong trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển đơn thức với người vận chuyển thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành của vận tải đơn thức đó.
Theo Điều 5 của Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về vận tải đa phương thức và Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức có quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế:
Theo Điều 9 của Nghị định 87/2009/NĐ-CP có quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa:
*Đối với Doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thì hồ sơ bao gồm:
*Đối với Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức thì hồ sơ bao gồm:
*Thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ Giao thông vận tải để được xem xét và giải quyết hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế cho doanh nghiệp.
Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
Tại Điều 28 của Nghị định 87/2009/NĐ-CP có quy định về thanh toán cước và các chi phí khác thì nghĩa vụ thanh toán cước và các chi phí khác liên quan đến vận tải đa phương thức cho người kinh doanh vận tải đa phương thức do người nhận hàng. Người này phải thanh toán đầy đủ cước và các chi phí khác liên quan đến vận tải đa phương thức cho người kinh doanh vận tải đa phương thức theo chứng từ vận tải đa phương thức.
Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức không được thanh toán các khoản tiền theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì có quyền lưu giữ hàng hóa và thông báo bằng văn bản cho người nhận hàng. Sau 60 ngày kể từ ngày thông báo mà người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không được thanh toán đầy đủ các khoản tiền nói trên thì có quyền ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa đang lưu giữ. Tiền bán đấu giá hàng hóa đó được xử lý theo quy định hiện hành.
Thời hạn mà hàng hóa thuộc quyền sở hữu của người kinh doanh vận tải đa phương thức do thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa nói trên không được gộp lại để tính thời gian trao trả hàng chậm theo các quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định 87/2009/NĐ-CP.
Theo Điều 24 của Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức như sau:
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong bất cứ trường hợp nào về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa tương đương 666,67 SDR cho một kiện hoặc một đơn vị hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn, trừ khi tính chất và giá trị của hàng hóa đã được người gửi hàng kê khai trước khi hàng hóa được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức.
- Trường hợp trong một công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác được xếp nhiều kiện, nhiều đơn vị mà các kiện hoặc các đơn vị đó được liệt kê trong chứng từ vận tải đa phương thức thì sẽ được coi là các kiện hoặc các đơn vị. Trong những trường hợp khác, công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác đó phải được coi là kiện hoặc đơn vị.
- Trong hợp đồng vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng.
- Trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa xảy ra trong một công đoạn cụ thể của vận tải đa phương thức, mà ở công đoạn đó điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy định một giới hạn trách nhiệm khác, nếu hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạn đó thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc của pháp luật quốc gia đó.
- Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm hoặc tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm mà không phải là mất mát hoặc hư hỏng đối với chính hàng hóa đó, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức.
- Toàn bộ trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường, nếu người có quyền lợi liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng hóa chậm là do người kinh doanh vận tải đa phương thức đã hành động hoặc không hành động với chủ ý gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách liều lĩnh và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn sẽ xảy ra.
Như vậy,người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm là tùy vào mức tiền theo đơn vị kiện hàng hoặc kilogram trọng lượng hàng hóa bị mất mát, hư hỏng theo quy định nêu trên.
Với vị trí đang chiếm xu thế trong ngành logistic hiện nay thì đây là cầu nối hỗ trợ cho các hoạt động thương mại phát triển một cách nhanh chóng. Nên vai trò chứng từ trong hoạt động này cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi chứng từ vận tải đa phương thức là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, nó nhằm xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết trả hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
Vậy nên việc kinh doanh vận tải đa phương thức thì chứng từ là văn bản không thể thiếu.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh vận tải đa phương thức. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn